Nghiên cứu khoa học

Bạch thược – Điều hòa miễn dịch và chống viêm hiệu quả

Mục lục

Bạch thược (Paeonia lactiflora)

Giới thiệu dược liệu bạch thược

Bạch thược là vị thuốc quý trong Đông y, được biết đến với nhiều tác dụng như giảm đau, nhuận gan, dưỡng huyết. Vị thuốc này cũng có mặt trong nhiều bài thuốc chữa đau nhức, băng huyết, thống kinh nguyệt. Hiện nay theo những nghiên cứu mới Bạch thược còn có tác dụng chống viêm, giảm stress.

Thược dược thuộc họ Mao Lương, có tên khoa học là Paeonia lactiflora Pall. Ngoài ra, cây thuốc này còn có nhiều tên gọi dân gian gần gũi như Thược dược, cẩm túc căn, tiêu bạch thược dược, mẫu đơn trắng…

Bộ phận dùng: rễ

Thành phần hóa học

Trong rễ có paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyl-paeoniflorin, oxypaeoniflorinone, paeonolide, paeonol… còn có tinh bột, tanin, calci oxalat, tinh dầu, chất béo, chất nhầy, acid benzoic.

Tác dụng trong đông y

Dược liệu bạch thược

Theo Đông y, Bạch Thược có tính hàn, vị đắng và hơi chua, quy kinh Tâm, Tỳ, Phế, Can.

Công năng

    • Bình can, dưỡng huyết, liễm âm.

Chủ trị:

    • Dùng dạng sống chữa nhức đầu, chân tay đau nhức, trị tả lỵ, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó, đái đường; giải nhiệt, chữa cảm mạo do chứng lo gây nên.
    • Dạng sao tẩm chữa các bệnh về huyết, thông kinh nguyệt. Nếu sao cháy cạnh chữa băng huyết. Nếu sao vàng chữa đau bụng kinh, rong kinh…[1]

Tác dụng với Viêm đại tràng và HC ruột kích thích

Bạch thược cùng với Hoàng Cầm là cặp thảo dược điển hình trong y học cổ truyền Trung quốc dùng để điều trị Bệnh viêm ruột (bao gồm viêm đại tràng mãn tính và Crohn) (2)

Cũng tại Trung quốc, 1 sản phẩm thuốc bao gồm tinh dầu bạc hà và bạch thược theo tỷ lệ 1:80-180 đã được cấp bằng sáng chế và ứng dụng trong điều trị Hội chứng ruột kích thích. (3)

Bên cạnh đó, tại Nhật Bản, các nhà khoa học từ lâu cũng đã rất quan tâm tới thảo dược này. Năm 1999, nhiều chế phẩm từ Bạch thược (bao gồm cả việc dùng đơn độc và dùng kết hợp với các thảo dược khác) được các nhà khoa học nghiên cứu và đã được công nhận, cấp bằng sáng chế để sử dụng trong điều trị Viêm loét đại tràng. (4)

Gần đây, vào năm 2018, một nghiên cứu khoa học đã chứng minh Bạch thược, đặc biệt là khi kết hợp với Hoàng cầm đã là giảm đáng kể các triệu chứng của viêm loét đại tràng  ở chuột. (2)

Phân tích cơ chế tác dụng  theo y học hiện đại

Tác dụng chống viêm

Cả dịch chiết toàn phần và các hoạt chất chính trong bạch thược đều cho thấy khả năng chống viêm tốt. 

Nghiên cứu khảo sát tác dụng chống viêm của paeoniflorin và albiflorin cho thấy hai hoạt chất này trong rễ bạch thược đều làm giảm các chỉ số gây viêm, trong đó Paeoniflorin giảm viêm mạnh hơn so với albiflorin (theo Qiang-Song Wang, Pharm Biol 2014) (5)

Dịch chiết bạch thược được ghi nhận có tác dụng chống viêm trên các mô hình động vật bị viêm cấp tính và bán cấp thông qua cơ chế ức chế sản xuất prostaglandin E2, leukotriene B4 và oxit nitric, và ngăn chặn sự gia tăng nồng độ ion canxi nội bào [6].

Tác dụng chống co thắt

Co thắt cơ trơn chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau quặn trong Hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng.

Cao chiết bạch thược (với dung môi methanol 50%) và paeoniflorin trong rễ bạch thược có tác dụng kháng cholinergic trên chuột cống trắng, do đó có tác dụng chống co thắt, chống tiêu chảy. 

Đặc biệt, nếu kích thích ruột chuột bằng histamin thì tác dụng ức chế rất rõ trên nhu động ruột, giúp giảm tiêu chảy [7]. Histamin lại là một chất trung gian hóa học góp phần gây nên các biểu hiện của Hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng. Điều này gợi ý rằng, tác dụng của Bạch thược càng thể hiện rõ với những trường hợp co  thắt trong HC ruột kích thích và viêm đại tràng.

Tác dụng điều hoà miễn dịch 

Hệ thống miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các chất lạ xâm nhập vào cơ thể, như vi khuẩn, virus… Tế bào lympho B và T là thành phần chính của phản ứng miễn dịch, ngoài ra còn có sự tham gia của cytokine và các chất trung gian hóa học (histamin, Leukotriene,Prostaglandins…) và rất nhiều thành phần khác.

Tác dụng điều hòa miễn dịch của Bạch thược được rất nhiều tài liệu khoa học nhắc đến và nghiên cứu kỹ lưỡng. 

Các thành phần glucozit trong bạch thược có tác dụng ức chế sự quá mẫn loại chậm ở chuột được kích hoạt miễn dịch [6].

Paeoniflorin, thành phần chính trong bạch thược thể hiện tác dụng điều hòa miễn dịch thông qua việc tác động lên tế bào lympho B, T, tế bào đuôi gai và nhiều phân tử khác. (8)

công dụng bạch thược

Các đích tác dụng của paeoniflorin liên quan đến hệ miễn dịch

Một thành phần khác là Paneol trong bạch thược cũng được khoa học chứng minh có thể chống dị ứng, chống sốc phản vệ bằng cách ức chế giải phóng histamin và sự sản xuất kháng thể IgE (các chất có vai trò quan trọng gây ra các phản ứng  miễn dịch). (9)

Tác dụng giảm đau nội tạng

Bên cạnh việc tác động vào cơ chế bệnh sinh của HC ruột kích thích và viêm đại tràng, Bạch thược còn có tác dụng giảm đau nhanh chóng.

Từ lâu, bạch thược đã được sử dụng để giảm đau, đặc biệt là đau nội tạng. Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột đã chỉ ra rằng dịch chiết bạch thược thực sự có thể giảm đau nhanh chóng, đạt tác dụng tối đa sau khoảng 30 phút khi tiêm màng bụng. Với kết quả này, tác giả cho rằng dịch chiết bạch thược có thể hiệu quả trong điều trị hội chứng ruột kích thích với mục đích giảm đau. (10)

Tác dụng an thần

Trong các bệnh lý hội chứng ruột kích thích, căng thẳng cũng là 1 yếu tố dẫn đến tình trạng gia tăng các triệu chứng của bệnh. 

Paeoniflorin trong rễ bạch thược có tác dụng cải thiện và tăng cường giấc ngủ [11].an thần và giảm lo âu thông qua cơ chế điều hòa trục dưới đồi- tuyến yên  dẫn đến làm giảm chất vận chuyển Serotonin [12]

Tài liệu tham khảo:

[1] Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB khoa học và kỹ thuật. 

[2] Xiaoqi Huang et al. (2020), Herbal pair Huangqin-Baishao: mechanisms underlying inflammatory bowel disease by combined system pharmacology and cell experiment approach, BMC Complementary Medicine and Therapies

[3] Bằng sáng chế sô WO2005074952A1– Chinese medicine for treatment of irritable bowel sysndrome and the preparation thereof

[4] Therapeutic agent for treating UC

[5]. Qiang-Song Wang , Teng Gao, et al, Comparative studies of paeoniflorin and albiflorin from Paeonia lactiflora on anti-inflammatory activities, Pharm Biol 2014 Sep; 52(9):1189-95.

[6]. Anti-Inflammatory and Immunomodulatory Effects of Paeonia Lactiflora Pall., a Traditional Chinese Herbal Medicine

[7] Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam , tập 1 trang 160, NXB khoa học và kỹ thuật.

[8] Yan-Xi Zhou et al. (2020) A review on the pharmacokinetics of paeoniflorin and its anti-inflammatory and immunomodulatory effects,  Biomedicine & Pharmacotherapy, Volume 130, October 2020

[9] Sung Hoon Kim et al. (2004) Paeonol inhibits anaphylactic reaction by regulating histamine and TNF-alpha

[10] Xiao-Jun Zhang et al. (2009) The analgesic effect of paeoniflorin on neonatal maternal separation-induced visceral hyperalgesia in rats

[11]. Yuefeng Li, Pingan Wu, , “Sedative and hypnotic effect of freeze-dried paeoniflorin and sini san freeze-dried powder in pentobarbital sodium-induced mice”, J Tradit Chin Med 2014 Apr;34(2):184-7.

[12]. Jieqiong Wang,  Chunhong Song et al, Effects of Paeonia lactiflora Extract on Estrogen Receptor β, TPH2, and SERT in Rats with PMS Anxiety, Biomed Res Int. 2020; 2020: 4690504.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
Để lại số điện thoại của bạn để được tư vấn miễn phí
0 Tất cả bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anvida có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc