[Tài liệu cho người bệnh] Tất tần tật thông tin quan trọng về Viêm đại tràng

Bạn thường xuyên bị đau bụng vùng quanh rốn, kèm tiêu chảy và thường hay buồn đi tiêu một cách đột ngột? Đây đều là những biểu hiện của viêm đại tràng, bệnh lý này bao gồm cả viêm đại tràng kích thích, viêm đại tràng mãn tính và cả viêm loét đại tràng. Vậy để chắc chắn liệu bạn có đang mắc một trong những căn bệnh này không và đâu là hướng điều trị phù hợp Anvy xin chia sẻ bài viết những kiến thức đã được nghiên cứu tổng hợp từ các chuyên gia tiêu hóa của chúng tôi.

Viêm đại tràng là bệnh gì? 

Sơ lược về giải phẫu (vị trí) của đại tràng 

Đường tiêu hóa của chúng ta được chia làm 3 đoạn: 

  • Miệng đến thực quản chức năng nhai nuốt và tẩm enzym
  • Dạ dày với chức năng là bóp nhỏ và trộn đều thức ăn, đồng thời tiết axit và các chất phân rã thức ăn
  • Đoạn ruột và trực tràng với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng rồi đào thải ra ngoài

Trực tràng (hay còn gọi là đoạn cuối ruột già) nằm trong phần cuối của hệ tiêu hóa. Đường ruột bao gồm ruột non sau đó đến ruột già và cuối cùng là trực tràng. 

Đại tràng dài khoảng 1,5-2m, đường kính khoảng 7-20cm tùy từng đoạn, càng về sau càng to. Về vị trí, trực tràng có thể mô tả dễ hình dung là khung nằm quanh rốn, tạo thành hình chữ U úp ngược. 

Chức năng chính của ruột già là tái hấp thụ nước lần cuối trước khi đưa phân ra ngoài. Ngoài ra một số vi khuẩn ở ruột già có thể hỗ trợ tạo thành các vitamin cung cấp cho cơ thể.

Định nghĩa của bệnh viêm đại tràng

Theo chuyên trang thông tin y tế MSD manual chúng ta có thể hiểu đơn giản viêm đại tràng thuộc nhóm bệnh lý viêm ruột nói chung. Với đặc trưng là quá trình viêm mạn tính xảy ra ở đại tràng khiến người bệnh thường bị đau bụng và tiêu chảy.

Nguyên nhân cho tình trạng viêm này có thể là do:

  •  Hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công vào các tế bào thành ruột, rồi giải phóng các chất gây viêm trực tiếp vào tế bào.
  • Các yếu tố kích ứng đường ruột gây viêm như thực phẩm, vi khuẩn, virus, căng thẳng…

Tuy nhiên bệnh cũng có đợt cấp tính, một số người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng tương tự do các yếu tố kích ứng dữ dội hoặc ngộ độc thực phẩm. Nhưng thường các bệnh nhân này ít khi tái lại.

5 nguyên nhân của bệnh Viêm đại tràng

Khi điều trị viêm đại tràng bất kì, yếu tố quan trọng nhất giúp điều trị thành công chính là tìm ra nguyên nhân. Do đây là viêm mạn tính nên không thể uống thuốc giảm đau và kháng viêm mãi, mà chỉ có tìm ra nguyên nhân mới điều trị dứt điểm!

Viêm loét đại tràng

Viêm đại tràng loét thật ra không hoàn toàn là nguyên nhân của bệnh lý viêm đại tràng, nói chính xác viêm loét là dạng tiến triển của viêm đại tràng đơn thuần. Tuy nhiên đa số các bệnh nhân có vết loét đại tràng (thấy khi nội soi) đều được chẩn đoán kèm theo viêm đại tràng. 

Đây là 2 bệnh lý “thân thiết” với nhau do có loét thì chắc chắn sẽ có viêm do sự tấn công của các vi khuẩn đường ruột, và ngược lại viêm đại tràng lâu ngày thì sẽ có nguy cơ loét

Note: Nếu bạn mắc phải viêm đại tràng đơn thuần bạn nên điều trị càng sớm càng tốt, bởi bệnh lý viêm loét đại tràng là bệnh lý nặng nề hơn và phải điều trị cực kì lâu dài, tốn kém. 

Dấu hiệu của viêm loét đại tràng: 

  • Đi tiêu phân có dính máu
  • Thường xuyên bị chuột rút
  • Đau co thắt bụng dữ dội, không giảm về đêm
  • Người bệnh có thể mệt mỏi do thiếu máu 
  • Trong cơn kịch phát có sốt và tiêu chảy dữ dội, phân kèm mủ

Các xét nghiệm phát hiện viêm loét đại tràng: Hiện nay tiêu chuẩn vàng là nội soi trực tràng, đại tràng tìm vết loét và lấy mẫu.

Nguồn: Nghiên cứu bệnh lý viêm loét đại tràng

Viêm đại tràng do thực phẩm

Bạn có thể nhận biết một số món đồ ăn có thể khiến bản thân bị đau bụng
Bạn có thể nhận biết một số món đồ ăn có thể khiến bản thân bị đau bụng

Đây cũng là một trong những lý do viêm đại tràng rất thường gặp. Nguyên nhân gây bệnh này thường nhẹ nhàng hơn so với các nguyên nhân khác và bệnh thường sẽ tự giảm nhẹ khi loại hết lượng thức ăn đã đưa vào cơ thể mà không cần điều trị.

Tuy nhiên vẫn phải lưu ý với bạn đọc là có không ít trường hợp bệnh lý viêm đại tràng do thực phẩm trở nên mãn tính và triệu chứng thường xuyên xuất hiện. Đa phần là do việc thức ăn hiện nay nhiều nơi không đảm bảo chất lượng, liên tục gây viêm và kích ứng cho đại tràng.

Cách nhận biết: Thường các triệu chứng chung của nhóm nguyên nhân này là giống hoàn toàn với các nguyên nhân khác. Việc phân biệt chủ yếu dựa vào thực phẩm ăn trong ngày, bạn có thể nhận biết một số món đồ ăn có thể khiến bản thân bị đau bụng và tiêu chảy.

Viêm đại tràng do nhiễm khuẩn

Thông thường trong đường ruột sẽ tồn tại vi khuẩn có lợi, các nhóm vi khuẩn này sẽ cạnh tranh với vi khuẩn có hại và tạo ra một sự cân bằng. 

Do một nguyên nhân nào đó (vi khuẩn có hại, virus, kí sinh trùng xâm nhập, hoặc dùng kháng sinh dài ngày) khiến sự cân bằng này mất đi thì các yếu tố nhiễm bên ngoài này có thể tấn công vào đường ruột và gây viêm đại tràng do nhiễm khuẩn

Một số vi sinh vật thường tấn công đại tràng:

  • Vi khuẩn: Thương hàn (Salmonella) , E.coli, tả (vibrio cholerae), ly (Shigella), Clostridium difficile…
  • Virus: Norovirus, Rotavirus…
  • Ký sinh trùng: Lỵ amip (Entamoeba histolytica)

Cách nhận biết viêm đại tràng do nhiễm khuẩn: 

  • Bệnh thường có sốt 
  • Một số vi khuẩn virus có thể gây ra tiêu chảy dữ dội kèm máu
  • Có mót rặn kèm đau bụng

Xét nghiệm phù hợp: Tốt nhất là sử dụng soi phân tìm vi khuẩn và nuôi cấy định danh.

Nguồn: Sách về bệnh lý viêm đại tràng nhiễm trùng.

Viêm đại tràng dạng vi thể

Viêm đại tràng vi thể là bệnh lý chỉ có thể phát hiện trên kính hiển vi. Do sự xáo trộn rất nhỏ, ở cấp độ tế bào làm suy yếu chức năng của thành ruột, nhờ đó mà chất độc có thể xâm nhập trực tiếp vào thành ruột hơn. 

Bệnh lý này được chia làm 2 thể: Thể Lympho và thể keo, tuy nhiên về triệu chứng và phương pháp điều trị 2 thể này đều giống nhau, nên bạn không cần phải chú ý đến chúng.

Cách nhận biết viêm đại tràng vi thể: 

  • Tiêu phân rất lỏng, không có cái
  • Đau bụng nhiều kèm theo cảm giác cần đi tiêu dữ dội và liên tục, có thể gây mất kiểm soát đi tiêu.

Nguồn: Nghiên cứu về bệnh lý viêm đại tràng vi thể

Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ (thiếu máu đại tràng)

Thiếu máu nuôi dưỡng đến đại tràng sẽ gây ra tình trạng viêm đoạn bất kì. Tình trạng bệnh tùy theo việc thiếu máu hoàn toàn hay thiếu máu một phần. Nguyên nhân của việc thiếu máu là do mạch máu nuôi ruột bị tắc có thể là do khối máu đông, mảng xơ vữa, mỡ trong máu…

Bệnh lý viêm đại tràng thường là do các bệnh lý mạn tính tiềm ẩn khác, do vậy bạn cần được thăm khám đầy đủ và kỹ lưỡng nếu mắc phải tình trạng này. 

Một số nguyên nhân gây khối tắc mạch máu thường thấy: 

  • Bệnh tiểu đường
  • Ung thư đại tràng
  • Suy tim
  • Mỡ máu 
  • Suy gan
  • Chấn thương 

Việc chẩn đoán được nguyên nhân viêm đại tràng do thiếu máu là tương đối khó khăn, nhưng may mắn là bệnh lý này thường rất hiếm gặp.

Thiếu máu nuôi dưỡng đến đại tràng sẽ gây ra tình trạng viêm đoạn bất kì
Thiếu máu nuôi dưỡng đến đại tràng sẽ gây ra tình trạng viêm đoạn bất kì

Một số nhóm nguyên nhân khác

Ngoài các nhóm nguyên nhân lớn trên vẫn có những nguyên nhân khác gây ra viêm đại tràng như: 

  • Viêm đại tràng do căng thẳng, có liên quan đến viêm đại tràng kích thích
  • Viêm đại tràng ở trẻ em, do khả năng hấp thụ của trẻ nên dễ bị kích ứng bởi thực phẩm 
  • Viêm đại tràng do sử dụng thuốc, thường thấy nhất là do sử dụng kháng sinh dài ngày và do sử dụng nsaid không kiểm soát
  • Viêm đại tràng do điều trị ung thư, do ruột già bị tổn thương bởi hóa chất và xạ trị

Những ai có nguy cơ mắc Viêm đại tràng

Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải viêm đại tràng khi: 

  • Độ tuổi: Từ 15-30 tuổi và 60-80 tuổi
  • Sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn
  • Trong nhà có người mắc viêm đại tràng
  • Có bệnh lý nền như suy tim, tiểu đường, xơ gan
  • Thường xuyên phải nằm viện hoặc sử dụng thuốc nhiều đặc biệt là sử dụng kháng sinh

Cách phát hiện bệnh viêm đại tràng

Tuy tùy theo từng nhóm nguyên nhân mà các biểu hiện viêm đại tràng khác nhau. Tuy nhiên viêm đại tràng dù thuộc nhóm nào vẫn có một số triệu chứng đặc trưng giống nhau : 

  • Đau bụng thường xuyên
  • Nhu cầu đi tiêu nhiều hơn (có khi >3 lần ngày)
  • Tiêu chảy, có thể có kèm máu 
  • Tiêu chảy về đêm làm bạn mất ngủ

Làm sao để chẩn đoán bệnh Viêm đại tràng

Nếu như nghi ngờ bạn mắc phải viêm đại tràng bác sĩ có thể sẽ cho bạn thực hiện các xét nghiệm sau đây để giúp định hướng chẩn đoán:

  • Xét nghiệm máu: Vừa giúp theo dõi việc thiếu máu vừa đánh giá được một số yếu tố nhiễm trùng bạn có thể mắc phải
  • Nội soi đại tràng: Sẽ được thực hiện với đa số người bị tiêu phân lỏng có kèm máu, để tìm kiếm điểm tổn thương và lấy mẫu sinh thiết
  • Soi phân: Giúp tìm máu trong phân và có thể phân lập vi khuẩn virus nếu cần
  • Ct hoặc MRI: Có thể thấy được vùng tổn thương, nếu sử dụng cản quang có thể thấy được điểm tắc mạch máu

Viêm đại tràng có nguy hiểm không? Khi nào tôi cần đi khám vì viêm đại tràng?

Bệnh viêm đại tràng là một bệnh lý mạn tính và thường không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh, tuy nhiên bạn đọc cũng cần lưu ý là bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày và để càng lâu bệnh sẽ càng dễ trở nặng. 

Do vậy chỉ cần nghi ngờ bản thân mắc phải viêm đại tràng bạn nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám. Có thể bệnh lý của bạn chưa cần phải điều trị, nhưng cẩn thận trước bệnh viêm đại tràng là không hề thừa.

Điều trị Viêm đại tràng

Nhìn chung phương pháp điều trị chung cho viêm đại tràng bao gồm 3 bước lần lượt là: Thay đổi lối sống, sử dụng các nhóm thuốc điều trị nguyên nhân, phẫu thuật. Dù là phương pháp nào thì mục đích chính của điều trị viêm đại tràng là giảm thiểu đợt viêm nặng, tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

  • Thay đổi lối sống và bổ sung dinh dưỡng:  

Các sản phẩm thực phẩm chức năng từ thảo dược cũng đem lại những tác dụng cải thiện bệnh mà lại an toàn khi sử dụng dài ngày

Thường thì thay đổi lối sống sẽ kém hiệu quả đối với người bệnh viêm đại tràng, tuy nhiên những thay đổi về ăn uống và tập thể dục thể thao sẽ là sự hỗ trợ lớn cho phương pháp điều trị chính.

    • Bổ sung chất dinh dưỡng và thực phẩm chức năng tăng cường đường ruột cũng được rất nhiều tài liệu điều trị khuyến khích, do sự thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin và nước khi mắc viêm đại tràng. Do bệnh có tính chất mãn tính nên việc sử dụng thuốc kéo dài sẽ đem lại nhiều tác dụng không mong muốn. Các sản phẩm thực phẩm chức năng từ thảo dược cũng đem lại những tác dụng cải thiện bệnh mà lại an toàn khi sử dụng dài ngày. Điển hình có thể kể đến sản phẩm Anvida đại tràng, một sản phẩm sản xuất từ công nghệ mới được nhiều bác sĩ tin tưởng sử dụng.
    • Thuốc: Tùy theo nguyên nhân và đợt cấp hay đợt mạn của viêm đại tràng mà cách sử dụng thuốc cũng sẽ có sự khác biệt. Thường sẽ sử dụng thuốc kháng viêm (Nsaid, corticoid…), thuốc điều hòa miễn dịch, thuốc điều trị nguyên nhân nếu có (kháng sinh đối với vi khuẩn, tan máu đông…) 
  • Phẫu thuật: Hiện nay điều trị tiêu chuẩn trong phẫu thuật sẽ là cắt bỏ một phần đoạn đại tràng bị viêm và thông nối lại đại tràng. Phương pháp này cho thấy hiệu quả điều trị cao tuy nhiên bạn sẽ phải đánh đổi với các nguy cơ biến chứng trong và sau mổ

Vậy viêm đại tràng có chữa khỏi được không? Câu trả lời là có khi sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch hiệu quả hoặc phẫu thuật triệt căn thành công. Tuy nhiên sử dụng thuốc lâu dài và phẫu thuật cắt 1 phần đoạn ruột thường đi kèm với nguy cơ, do vậy việc điều trị dứt điểm phải được cân nhắc giữa mặt lợi và mặt hại cho bản thân bạn.

Phòng bệnh viêm đại tràng như thế nào

Để phòng ngừa bệnh lý viêm đại tràng bạn nên thực hiện những việc sau: 

  • Ăn sạch, ăn chín, uống sôi
  • Chế độ ăn hợp lý: Ăn ít thực phẩm dầu mỡ, tăng cường bổ sung các thực phẩm rau xanh và chứa nhiều vitamin 
  • Ghi nhật ký thực phẩm để tránh các thức ăn gây kích ứng cho bạn
  • Ăn bữa ăn nhỏ hơn và ăn nhiều lần trong ngày
  • Vệ sinh tay trước khi ăn uống, đặc biệt nếu bạn ở gần các vùng có dịch bệnh tiêu hóa như lỵ, E.coli…
  • Tập luyện thể dục: Nên thực hiện 30p/ 1 ngày và > 5 tiếng/tuần.
  • Sử dụng các nhóm thuốc kháng sinh và kháng viêm đúng liều lượng và tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ.

Nếu bạn đã mắc phải viêm đại tràng thì vẫn nên thực hiện các thay đổi lối sống trên để hỗ trợ thêm cho quá trình điều trị và đồng thời cũng tăng cường sức khỏe và đề kháng.

Tổng kết lại bệnh viêm đại tràng là một bệnh lý mạn tính xen kẽ là những đợt cấp. Đây là một bệnh lý lành tính, tuy nhiên vẫn có những biến chứng nguy hiểm nếu không tuân thủ điều trị. Do vậy nếu bạn nghi ngờ mình mắc phải viêm đại tràng dù là đợt cấp, bạn cũng nên đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán thật chính xác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *