Kiến thức bệnh học

Mót rặn có khỏi được không? 3 cách giải quyết triệt để bạn cần biết

Hiện tượng mót rặn đại tiện nhưng không đi được là một biểu hiện rất khó chịu? Vậy mót rặn có tự khỏi được không? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và xử trí ra làm sao? Cùng tìm câu trả lời về vấn đề này trong bài viết sau đây.

Mục lục

Nguyên nhân thường gặp gây mót rặn 

Mót rặn là cảm giác chưa đi tiêu hết dù trong ở ruột đã rỗng phân. Triệu chứng này có thể kèm rặn nhiều, đau và co thắt hậu môn. Triệu chứng này gây ra không ít phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Để có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng này cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Các nguyên nhân cụ thể như sau:

Táo bón

Táo bón là một trong những tác nhân gây ra tình trạng mót rặn. Khối phân khô cứng, bị ứ đọng lâu ngày trong đại tràng khiến việc đại tiện trở nên rất khó khăn. 

Tình trạng táo bón mới bị thì thường xảy ra do chế độ ăn uống kém khoa học, thiếu cân bằng giữa lượng đạm và chất xơ, ăn uống thiếu nước cung cấp cho cơ thể. Táo bón lâu ngày hay gặp ở người già do giảm nhu động ruột hay gặp trong một vài bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng…

Mót rặn có thể do nhiều nguyên nhân
Mót rặn có thể do nhiều nguyên nhân

Bệnh trĩ

Đây là bệnh lý lành tính ở vùng hậu môn thường gặp. Các yếu tố thuận lợi để hình thành nên bệnh trĩ có thể kể đến như tuổi tác, người bị táo bón mãn tính, chức năng đường ruột kém, ngồi trong nhà vệ sinh lâu, đại tiện khó khăn cần rặn nhiều… Khi các búi trĩ to ra sẽ gây cản trở trong quá trình đại tiện gây nên táo bón. Ngoài ra người bị trĩ khi đi ngoài xong hay bị đau, nóng rát làm kích thích cảm giác mót rặn dù đã đi ngoài.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ bên cạnh táo bón sẽ có chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, đau, mót rặn….

Hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích là do rối loạn chức năng của ống tiêu hóa, xuất hiện những biểu hiện đặc trưng ở đại tràng. Bệnh lý này làm thay đổi sự kích ứng của ống tiêu hóa, rối loạn vận động của ruột với một số triệu chứng điển hình như sự bất thường về số lần đại tiện, phân lỏng, táo, nát, phân có thể có nhầy hoặc lẫn máu, khi đi đại tiện phải rặn nhiều hoặc có cảm giác đi chưa hết phân… 

Áp xe hậu môn trực tràng

Áp xe hậu môn trực tràng là hiện tượng viêm nhiễm ở vùng hậu môn lâu ngày hình thành các túi mủ gần hậu môn, gây ra đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân được xác định là do mắc các bệnh lý về hậu môn như rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, viêm nang lông tại vùng da xung quanh hậu môn, vệ sinh không sạch sẽ…

Người mắc căn bệnh này thường xuất hiện các biểu hiện như đau nhói vùng hậu môn hoặc trực tràng có ổ áp xe. Xuất hiện chảy mủ tự nhiên hoặc ra theo phân. Đặc biệt, nếu vị trí ổ áp xe nằm sâu bên trong có thể sẽ gây sốt, ớn lạnh, khó chịu.

Viêm loét đại tràng

Đây là bệnh viêm ruột (IBD), nguyên nhân gây viêm mãn tính của đường tiêu hóa. Tác nhân dẫn đến viêm loét đại tràng có thể do sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại; do tình trạng thiếu máu cục bộ gây tắc nghẽn các mạch máu sẽ làm hoạt tử và viêm loét một vùng niêm mạc đại tràng; do sử dụng kháng sinh lâu dài làm phá vỡ cân bằng hệ vi khuẩn gây rối loạn chức năng đại tràng…

Những người mắc viêm loét đại tràng thường có các dấu hiệu đặc trưng như đau bụng âm ỉ kéo dọc theo khung đại tràng, chướng bụng, đầy hơi, mót rặn, đại tiện nhiều lần, có rối loạn phân, kèm theo mệt mỏi, sốt…

Ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong khá cao. Hầu hết khi đang ở giai đoạn đầu bệnh nhân không có biểu hiện đặc trưng nên thường dễ nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối, lúc này các triệu chứng rõ ràng hơn như buồn đi đại tiện nhưng khó đi, đại tiện phân lẫn máu, đi nhiều lần, lúc táo lúc lỏng, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, giảm cân nhanh chóng…

Tác dụng phụ của thuốc

Những người đang trong thời gian sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc có thành phần có sắt,… cũng có thể gặp tình trạng đại tiện khó khăn do các tác dụng phụ của các thuốc này gây ra táo bón. Do đó, khi sử dụng các loại thuốc này cần tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng và hạn chế tác dụng phụ của các loại thuốc này đối với hệ tiêu hóa.

Mót rặn có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Để đảm bảo sức khỏe bạn cần được xác định nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp, tuyệt đối không chủ quan

Vậy mót rặn có nguy hiểm không? Bệnh có thể tự khỏi không? Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân đặt ra. Theo đánh giá của các chuyên gia, mót rặn không phải là triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, mót rặn lâu ngày kèm theo các triệu chứng khác như đại tiện chảy máu, đau bụng dữ dội, sút cân nhanh chóng,… thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng về hệ tiêu hóa. 

Nếu bệnh chỉ xảy ra vài lần thì có thể đó là hiện tượng rối loạn cấp tính có thể tự khỏi hoặc khỏi sau khi bạn áp dụng một số biện pháp tự chữa đơn giản tại nhà. Khi mót rặn nhưng không đi ngoài được lặp đi lặp lại nhiều lần, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp, tuyệt đối không chủ quan.

3 biện pháp giải quyết tận gốc tình trạng mót rặn

Vậy xử trí như thế nào là hợp lý và hiệu quả trong trường hợp bị mót rặn. Cùng tham khảo một số cách sau đây nhé.

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Để khắc phục tình trạng mót rặn, cần cần tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh như sau:

  • Lựa chọn thực phẩm sạch, không chứa chất bảo quản.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, hạn chế các chất béo như mì ống, ngũ cốc nguyên cám…
  • Tăng cường bổ sung chất xơ như rau xanh, củ quả, cám gạo… Chất xơ giúp làm mềm phân, cải thiện tình trạng táo bón ở người bị đại tràng, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Chia nhỏ từng bữa ăn, ăn đúng bữa, ăn với lượng vừa đủ để hệ tiêu hóa dễ hấp thu hơn.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ, giúp giảm tình trạng đầy bụng, cải thiện tình trạng co bóp ruột, giảm số lần đại tiện…
  • Uống đủ nước trong ngày.

Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ và đúng tư thế

Bên cạnh việc xây dựng lại chế độ ăn uống, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, đặc biệt là tập thói quen đại tiện đúng giờ, đúng tư thế.

  • Đi đại tiện vào mỗi buổi sáng, tốt nhất là 7 giờ.
  • Tuyệt đối không nhịn đi ngoài hay ngồi quá lâu mỗi lần đi đại tiện.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày, ngủ trước 23h để đảm bảo sức khỏe. 

Luyện tập thể dục thể thao

Thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với tình trạng thể lực của bạn để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra việc vận động luyện tập cũng giúp cho cơ thể giảm stress, giúp đại tràng điều hòa nhu động hỗ trợ cho tiêu hóa tốt hơn.

Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ

Như chúng ta đã biết, tình trạng mót rặn bệnh lý có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, khởi nguồn từ các bệnh lý liên quan đến đại tràng. Vì vậy, để có một đại tràng khỏe mạnh, ngăn chặn tình trạng mót rặn đại tiện thì bên cạnh các biện pháp điều chỉnh lối sống bạn có thể tham khảo lựa chọn các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh đại tràng.

Hiện nay, các thực phẩm chức năng được bày bán tràn lan trên thị trường gây hoang mang cho người bệnh về chất lượng của chúng. Vậy để chọn được sản phẩm tốt bạn cần quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm, công nghệ sản xuất. 

Một gợi ý cho các bệnh nhân đang mắc bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích là sản phẩm TPBVSK Anvida đại tràng

Thành phần từ thảo dược thiên nhiên

Với tiêu chí an toàn, thân thiện với sức khỏe của người bệnh, TPBVSK Anvida là sản phẩm được sản xuất bởi công ty Anvy, từ thảo dược thiên nhiên, được chiết xuất bằng dây chuyền EECV từ Đức. 

Nếu bạn đọc quan tâm đến sản phẩm TPBVSK Anvida đại tràng cũng như có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý đại tràng hãy liên hệ ngay chúng tôi theo số hotline miễn cước 1800 234 558 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
Để lại số điện thoại của bạn để được tư vấn miễn phí
0 Tất cả bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anvida có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc