Kiến thức bệnh học

Mẹo chữa đau bụng đi ngoài đơn giản và hiệu quả tại nhà!

Đau bụng đi ngoài là một chứng bệnh thường gặp trong đời sống hằng ngày. Bởi đa phần nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài đơn giản nên có thể chữa tại nhà bằng nhiều cách. Chỉ khi hiện tượng đau bụng đi ngoài kéo dài hoặc diễn biến trầm trọng bạn mới phải đi khám bác sĩ. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn một số cách chữa đau bụng đi ngoài đơn giản và hiệu quả mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.

Mục lục

Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy đó là đi ngoài nhiều lần trong ngày với tính chất phân lỏng và nhiều nước.

Bên cạnh đó, tùy vào nguyên nhân và mức độ nặng, bệnh còn có một hoặc một số những triệu chứng khác đi kèm như:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Sốt và ớn lạnh
  • Chóng mặt và đau đầu
  • Phân lẫn nhầy, máu

Tiêu chảy có thể gây mất nước và kém hấp thu. 

Sau khi xác định cơ thể đã bị tiêu chảy, bạn cần xác định các nguyên nhân dẫn đến bệnh này để tìm ra cách chữa tiêu chảy tại nhà hay tới bệnh viện cho phù hợp.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy

Một số nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy bao gồm: 

  • Nhiễm trùng qua đường ăn uống: Virus (ví dụ như Rotavirus), vi khuẩn và ký sinh trùng (ví dụ như E. coli,Shigella, Salmonella…) thông qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm xâm nhập vào ống tiêu hóa của bạn, gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. 
  • Dị ứng và không dung nạp thực phẩm: 

Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác.Tình trạng không dung nạp Lactose xảy ra ở những người không có hoặc không đủ Lactase (enzyme phân giải Lactose) khiến cho Lactose không được tiêu hóa. Những người này sẽ bị tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa. Sự không dung nạp lactose có thể tăng theo tuổi tác vì mức độ enzyme giúp tiêu hóa lactose giảm khi bạn già đi. 

Bên cạnh đó Fructose (có trong trái cây hay mật ong), Sorbitol, erythritol và mannitol (chất làm ngọt nhân tạo có trong kẹo cao su và các sản phẩm không đường khác) cũng có thể gây tiêu chảy ở một số người khỏe mạnh.

  • Bệnh lý mãn tính đường tiêu hóa như IBS, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh celiac, viêm đại tràng siêu nhỏ và sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột nhỏ (SIBO) cũng là nguyên nhân thường gây đau bụng đi ngoài.
  • Tác dụng phụ của thuốc: có nhiều loại thuốc có thể gây ra tiêu chảy khi sử dụng để điều trị bệnh.  

Tác dụng của thuốc kháng sinh là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng do sự kém chọn lọc nên kháng sinh cũng diệt cả vi khuẩn có lợi của đường tiêu hóa. Điều này làm mất cân bằng tự nhiên của hệ vi khuẩn trong ruột của bạn, dẫn đến tiêu chảy. 

Một số loại thuốc khác gây tiêu chảy như thuốc chống ung thư và thuốc kháng axit với magie…

  • Nhiễm lạnh: Theo Y học cổ truyền, cơ thể bạn bị hàn thấp, hàn tà xâm nhập vào sâu trong tạng phủ sẽ dẫn đến tiêu chảy. Đi kèm với tiêu chảy bạn có thể bị nôn, lạnh rét run… 
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng là thuốc giúp kích thích đi đại tiện và có thể bị lạm dụng với mục đích giảm cân. Dùng không đúng mục đích hay dùng quá liều đều có thể gây tiêu chảy. 
Tiêu chảy có thể gây mất nước và kém hấp thu
Tiêu chảy có thể gây mất nước và kém hấp thu

Tiêu chảy và hậu quả với cơ thể

Tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước. Kèm theo đó là mất các chất điện giải (natri, kali, magie, chlor). Tình trạng này kéo dài và trở nên trầm trọng có thể gây ra các biến chứng như giảm thể tích tuần hoàn, giảm huyết áp và thậm chí có thể gây ra trụy mạch. 

Vì vậy, điều trị tiêu chảy kịp thời là điều cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng xấu xảy ra với cơ thể của bạn.

Điều trị tiêu chảy tại nhà như thế nào?

Thông thường, khi tình trạng tiêu chảy còn ở mức độ nhẹ ( do những nguyên nhân như nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh, tác dụng phụ của thuốc), bạn hoàn toàn có thể tự xử lý ở nhà mà không cần đến bác sĩ. 

Bên cạnh những loại thuốc để điều trị tiêu chảy, chúng ta có thể tận dụng những thực phẩm, những liệu pháp tự nhiên để cải thiện tình trạng này. 

10 thực phẩm nên ăn khi bị tiêu chảy

1. Bổ sung nước: khi bị tiêu chảy cơ thể bạn sẽ bị mất nước và các chất điện giải, vì vậy tùy thuộc mức độ tiêu chảy bạn cần bổ sung lượng nước và điện giải đã mất để cơ thể phục hồi. Uống nước là bước đầu tiên để bù nước cho cơ thể. Bên cạnh đó có bạn có thể bù điện giải bằng chế phẩm Oresol bán tại các nhà thuốc, cần có sự hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ chuyên môn.

2. Uống trà hoa cúc

  • Trà hoa cúc có tác dụng cực tốt trong việc chữa trị các bệnh viêm đường ruột, rối loạn tiêu hóa với những triệu chứng như đi ngoài phân lỏng, đầy hơi, buồn nôn… Hơn nữa trà hoa cúc có đặc tính chống co thắt – đặc biệt có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy. 
  • Bạn có thể pha trà từ hoa cúc sấy khô, thêm một ít mật ong, kỷ tử và táo đỏ. Đây là thức uống không những ngon mà còn có nhiều tác dụng khác. Nếu không có sẵn hoa cúc sấy khô bạn có thể mua trà hoa cúc đóng gói để thuận tiện sử dụng. 
  • Lưu ý: Không uống trà hoa cúc khi bụng đang đói và chống chỉ định cho phụ nữ có thai.

3. Uống trà vỏ cam

  • Trà vỏ cam có tác dụng giảm nhanh chóng tình trạng tiêu chảy. Đây là phương pháp chữa tiêu chảy của Đông y và đã được áp dụng trong dân gian từ lâu đời. 
  • Để có trà vỏ cam, bạn cần chuẩn bị vỏ cam đã được rửa sạch, thái lát và đun sôi với nước trong 3 phút, sau đó để nguội rồi thêm chút mật ong là hoàn thành món trà vỏ cam chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả. Sử dụng trà vỏ cam hàng ngày sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. 

4. Uống nước gừng

  • Gừng có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây tiêu chảy trong đường ruột. Hoạt chất gingerol trong gừng có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Hơn nữa, theo Y học cổ truyền, gừng có tính ấm giúp chống lại hàn tà xâm nhập vào cơ thể từ đó giúp giảm tình trạng tiêu chảy do hàn tà. Đây đồng thời là thực phẩm vô cùng dễ kiếm giúp bạn chữa đau bụng đi ngoài tại nhà. 
  • Có nhiều cách sử dụng gừng để chữa tiêu chảy. Mỗi ngày bạn có thể sử dụng 2 thìa cà phê nước ép củ gừng hoặc thêm một thìa mật ong, 1 thìa bột quế. Hay trong các bữa ăn, bạn dùng những món ăn có gừng cũng cải thiện phần nào tình trạng tiêu chảy.

5. Dùng nước lá ổi

  • Ổi xanh không những có hàm lượng tanin cao giúp cầm tiêu chảy cấp. Bên cạnh đó lá ổi còn có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus, nguyên nhân gây tiêu chảy
  • Bạn có thể dùng các bộ phận khác nhau của cây ổi để cầm tiêu chảy như búp ổi, lá ổi. Búp ổi sao qua 20g, thêm gừng nướng chín 10g, vỏ quýt khô 10g, đem sắc và dùng uống 2 lần/ ngày. Hoặc dùng lá ổi 20g, vỏ quả bòng 20g phơi khô phối hợp với lá chè tươi 10g, gừng tươi 2 lát, tất cả đem sắc, uống.

6. Dùng nước gạo rang

  • Nước gạo rang có nhiều tác dụng tốt cho người bị tiêu chảy như: hạn chế mất nước, bổ sung nước và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Không những thế nó còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột giúp giảm tình trạng viêm nhiễm đường ruột. Nước gạo rang có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. 
  • Cách làm: Nguyên liệu gồm muối và 100g gạo lứt là tốt nhất, nếu không có thì bạn có thể sử dụng gạo tẻ trắng bình thường. Gạo đem rang nóng cùng với một ít muối, cho đến khi gạo có màu vàng đậm và tỏa mùi thơm thì bạn cho thêm 300ml nước, đun sôi trong 5p. Sau đó để nguội và uống thành nhiều ngụm nhỏ trong ngày. Uống nước gạo ấm giúp cải thiện tiêu chảy ngay tại nhà.
  • Lưu ý: Không nên uống quá nhiều nước gạo rang trong ngày hoặc uống thay thế nước lọc thông thường.

Không nên uống quá nhiều nước gạo rang trong ngày hoặc uống thay thế nước lọc thông thường

7. Sử dụng rau sam

  • Theo Đông y, rau sam không những lành tính mà nó còn chứa các kháng sinh tự nhiên, không độc và đặc biệt còn có tác dụng tiêu độc. Vì vậy nó đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân bị tiêu chảy do nhiễm trùng đường tiêu hóa, các chứng lỵ, nhiễm giun sán đường ruột.  
  • Cách làm: Rửa sạch 200g rau sam, đem sắc cùng 3 chén nước đến khi còn 1 chén thì dừng, để nguội và sử dụng. Nếu bệnh nhân đi ngoài có phân lẫn máu, có thể phối hợp thêm 20g nhọ nồi và 20g rau má sắc chung, để nguôi và sử dụng. 

8. Các món từ cà rốt

  • Cà rốt chứa nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể, trong đó có pectin là chất có tác dụng giảm tình trạng tiêu chảy. Pectin kết hợp với protein và nước tạo thành lớp gel bao phủ lên niêm mạc ruột, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển và thư giãn cơ. Pectin còn có khả năng thấm hút các chất nhầy, cặn bẩn, sát khuẩn và ngăn vi khuẩn có hại phát triển. Ngoài ra các vitamin (vitamin A, C…) và khoáng chất dồi dào trong cà rốt cũng giúp cơ thể phục hồi sau tiêu chảy. 
  • Cá món ăn từ cà rốt mà bạn có thể chế biến như: cà rốt hấp hoặc luộc, cà rốt nghiền, cà rốt hầm xương, cháo cà rốt. Đây đều là những món ăn ngon miệng và đơn giản khi làm tại nhà.

9. Sữa chua

  • Sữa chua là thực phẩm hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Sữa chua chứa nhiều protein dễ tiêu và nhiều lợi khuẩn có khả năng cân bằng vi sinh đường tiêu hóa, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại. 
  • Bạn dễ dàng mua được sữa chua bán trên thị trường. Tuy nhiên bạn nên chọn những loại sữa chua nguyên chất, không thêm hương vị, chất tạo màu, chất bảo quản… Để ngon hơn và tăng tác dụng bạn có thể phối hợp sữa chua với hoa quả và các loại hạt như chuối, hạt thìa là…  
  • Lưu ý: Những người bị tiêu chảy do không dung nạp Lactose không được ăn sữa chua.

10. Ăn các loại hoa quả: Một số loại hoa quả đặc biệt tốt cho người bị tiêu chảy như chuối, táo, …   

  • Chuối với lượng kali dồi dào cung cấp lại cho thể lượng điện giải đã mất sau tiêu chảy. Chuối cũng mềm và dễ tiêu hóa rất thích hợp cho đường tiêu hóa đang bị tổn thương của bạn 
  • Táo chứa chất xơ hòa tan pectin đa dạng rất có lợi cho người bị tiêu chảy. lượng đường tự nhiên có trong táo cũng giúp cơ thể bạn hồi phục lại năng lượng sau tiêu chảy.  Ăn 1-2 quả mỗi ngày sẽ giúp giảm đáng kể những triệu chứng của tiêu chảy.

Các món ăn cần tránh xa

1. Họ rau cải 

  • Cải bắp: Cải bắp là loại rau giàu dinh dưỡng thường hay xuất hiện trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, đối với người bị tiêu chảy thì đây là món ăn kiêng kị. Bắp cải có chứa một loại đường không tiêu hóa ở người là raffinose có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. Không những thế những loại chất xơ không hòa tan trong bắp cải cũng làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy và đầy hơi.  
  • Súp lơ, xà lách, bông cải xanh thuộc họ rau cải cũng chứa chất xơ không hòa tan nên cũng cần tránh khi bạn đang bị tiêu chảy.

2. Đồ ăn cay, dầu mỡ:

  • Đồ ăn cay dễ gây kích ứng đường tiêu hóa, khi bạn tiêu chảy chưa hồi phục cũng có nghĩa là đường tiêu hóa của bạn còn rất nhạy cảm, vì vậy cần tránh những đồ ăn cay. 
  • Những đồ ăn nhiều mỡ như đồ ăn nhanh, các món chiên xào… chứa nhiều dầu mỡ là chất khó tiêu, đường tiêu hóa sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa chúng, vì vậy những món ăn nhiều dầu mỡ cũng cần tránh khi bạn đang bị tiêu chảy.
  • Rượu, cà phê, đồ uống có ga: Những đồ uống này không chỉ không tốt cho hệ tiêu hóa mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Vì vậy bạn cần tránh xa những đồ uống này.

Đau bụng đi ngoài khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Sau khi áp dụng những mẹo chữa đau bụng đi ngoài thì thông thường tình trạng này sẽ giảm ngay hoặc sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau bụng đi ngoài kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần khiến cơ thể bạn mệt mỏi, suy nhược thì bạn cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách, tránh những biến chứng nặng nề. 

Làm thế nào để ngăn ngừa đau bụng tiêu chảy?

Tiêu chảy có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa nó, giảm thiểu nguy cơ bị tiêu chảy bằng những cách sau đây:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Luôn giữ cho khu vực nấu nướng, chế biến thức ăn gọn gàng, sạch sẽ. 
  • Ăn chín, uống sôi.
  • Không bảo quản thức ăn quá lâu, ăn ngay sau khi chế biến là tốt nhất.
  • Loại bỏ các nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy từ thực phẩm, thuốc…
  • Khi bạn bị mắc các bệnh lý mãn tính gây ra đau bụng đi ngoài thì cần được kiểm soát bệnh chính để giảm thiểu các triệu chứng đó và có biện pháp điều trị phù hợp

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp  bạn có thể phòng ngừa hiện tượng đau bụng đi ngoài. Khi đã bị rồi thì bạn cũng có thể lựa chọn cho mình cách chữa trị đơn giản hiệu quả đau bụng đi ngoài tại nhà để hạn chế các nguy cơ và biến chứng có thể có. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề này qua tổng đài miễn cước 1800 234 558

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
Để lại số điện thoại của bạn để được tư vấn miễn phí
0 Tất cả bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anvida có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc