Kiến thức bệnh học

Cập nhật kiến thức bệnh học, điều trị đau bụng buồn nôn

Hiện tượng đau bụng buồn nôn là một trong những triệu chứng phổ biến của các bệnh lý tiêu hóa. Nếu không được chẩn đoán một cách chính xác rất dễ nhầm lẫn các bệnh lý tiêu hóa với nhau từ đó dẫn đến những sai lầm trong điều trị. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích về bệnh học cũng như cách điều trị đúng khi đau bụng, buồn nôn.

Mục lục

Đau bụng buồn nôn là bệnh gì?

Đau bụng, buồn nôn là triệu chứng tiêu hóa thường gặp cả ở trẻ nhỏ, người trưởng thành và người cao tuổi khi xuất hiện các vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Triệu chứng đau bụng, buồn nôn có thể ở thể cấp tính tức là diễn ra trong thời gian ngắn và xuất hiện đột ngột hoặc thể mãn tính là tình trạng này diễn ra dai dẳng kéo dài.

Đau bụng buồn nôn cảnh báo những bệnh gì?

Đau bụng buồn nôn là triệu chứng lâm sàng của nhiều bệnh lý tiêu hóa, trong số đó một số bệnh lý tiêu hóa có tỷ lệ mắc cao, dễ mắc phải, bạn đọc cần biết đến như:

Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý có biểu hiện lâm sàng phổ biến là đau bụng buồn nôn. Bên cạnh triệu chứng đau bụng buồn nôn, để xác định được bệnh nhân có phải bị viêm dạ dày tá tràng hay không cần kết hợp dựa theo một số triệu chứng lâm sàng khác như:

  • Ợ nóng, ợ chua
  • Cảm giác nóng rát
  • Đầy chướng bụng
  • Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón), phân sẫm màu hoặc đen, dính máu khi có xuất huyết tiêu hóa.

Ngoài ra trong bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, vị trí đau bụng thường ở khu vực thượng vị (trên rốn) và cảm giác đau thường kéo dài, âm ỉ có thể lan ra sau lưng khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi. Triệu chứng đau bụng ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng thường xuất hiện vào lúc đói hoặc sau ăn 2-3 giờ, hoặc lúc nửa đêm gần về sáng.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là trào ngược acid dạ dày (GERD) được xác định khi dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) trào ngược lên thực quản gây tổn thương các cơ quan như thanh quản, thực quản, miệng…

Trong bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, triệu chứng đau bụng buồn nôn là một trong những triệu chứng lâm sàng giúp người bệnh nhận biết được sớm dấu hiệu bệnh. Tuy nhiên đau bụng không phải là một triệu chứng quá điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nhưng nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau bụng cùng buồn nôn, nôn kết hợp với triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đau tức vùng thượng vị, khó nuốt, miệng tiết nhiều nước bọt… thì đến 90% bạn đang bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Hội chứng ruột kích thích

Bệnh lý tiêu hóa liên quan đến dạ dày, đại tràng... thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn
Bệnh lý tiêu hóa liên quan đến dạ dày, đại tràng… thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn

Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay còn biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, ruột già bị co thắt quá mức. Hội chứng IBS thường kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng và dễ suy nhược.

Hội chứng ruột kích thích gây nên một số triệu chứng lâm sàng trên người bệnh giúp dễ dàng phát hiện bệnh lý sớm như:

  • Đau quặn bụng: vị trí đau không cố định, cảm giác đau trong IBS thường đau nhiều sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn phải thức ăn lạ, thức ăn để lâu. Các cơn đau bụng có khi chỉ kéo dài 1-2 ngày, có khi kéo dài hơn.
  • Đầy bụng, khó tiêu: đây là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh, triệu chứng đầy bụng và khó tiêu trong IBS khiến bệnh nhân có biểu hiện gia tăng vòng bụng suốt ngày theo đánh giá của CT scan.
  • Rối loạn đại tiện (tiêu chảy hoặc táo bón): nếu táo bón, phân thường kèm theo nhầy bọc ngoài phân và không bao giờ lẫn máu, nếu có thì chắc chắn không phải là hội chứng ruột kích thích.
  • Buồn nôn, ợ nóng, ợ chua đôi khi sẽ xuất hiện trên một số bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân có đầy đủ các triệu chứng bệnh trên, cần được đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia y tế tiến hành kiểm tra và xác định chính xác lại tình trạng bệnh để đưa ra được phác đồ điều trị.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý tiêu hóa với triệu chứng phức tạp, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác. Viêm đại tràng xảy ra khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau.

Đau bụng, buồn nôn là một trong những biểu hiện bệnh viêm đại tràng. Cảm giác đau bụng trong viêm đại tràng thường là đau tức khu vực bụng dưới như có tảng đá đè lên, đôi khi là cảm giác đau quặn bụng từng cơn. Đây là đặc điểm giúp phân biệt cảm giác đau trong viêm đại tràng và đau bụng trong các bệnh lý tiêu hóa khác.

Bên cạnh đó cần kết hợp các triệu chứng lâm sàng khác như: chướng bụng đầy hơi, sôi bụng, rối loạn đại tiện, phân không thành khuôn, người mệt mỏi, nhanh sụt cân… Để chẩn đoán chính xác bệnh cần được các chuyên gia y tế thăm khám cụ thể.

Dấu hiệu cảnh báo vấn đề khác

Đau bụng buồn nôn không chỉ là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiêu hóa, đôi khi đây còn là dấu hiệu của một số vấn đề khác của cơ thể như: căng thẳng, stress, đau bụng kinh, viêm nhiễm vùng kín, nhiễm trùng đường mật, hội chứng đa nang buồng trứng… 

Do đó người bệnh tuyệt đối không được tự chẩn đoán, tự kê đơn bốc thuốc điều trị mà không có sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế.

Những ảnh hưởng của đau bụng buồn nôn tới sức khoẻ

Đau bụng buồn nôn là triệu chứng lâm sàng có thể gặp trên nhiều bệnh lý tiêu hóa, vì vậy mức độ nguy hiểm của triệu chứng này còn phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến triệu chứng.

Trong trường hợp đau bụng buồn nôn do sự tăng cao hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, căng thẳng, stress… thì không phải là một vấn đề nghiêm trọng.

Tuy nhiên nếu như đây là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản… thì chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bệnh nhân nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Các phương pháp điều trị đau bụng buồn nôn?

Điều trị tây y

Đau bụng buồn nôn là triệu chứng của nhiều bệnh lý, vấn đề sức khỏe, cần xác định được chính xác nguyên nhân gây nên triệu chứng để có được hướng xử lý và điều trị kịp thời. Nếu nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng buồn nôn là các vấn đề như đau bụng kinh, dấu hiệu có thai, căng thẳng, stress… với biểu hiện ở mức độ nhẹ,bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà.
Tuy nhiên nếu không phải là các nguyên nhân trên, bệnh nhân chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến đau bụng buồn nôn, cần theo dõi thêm các triệu chứng lâm sàng khác theo nội dung trên bài viết để phát hiện sớm bệnh lý. Trường hợp diễn biến các cơn đau bụng, buồn nôn trở hơn nghiêm trọng hơn:

  • Đau bụng, buồn nôn kéo dài nhiều ngày
  • Cơn đau bụng dữ dội, không có dấu hiệu giảm.
  • Xuất hiện triệu chứng nôn mửa.
  • Tiêu chảy nhiều lần, phân có thể lẫn máu.
  • Cân nặng sụt giảm nhanh.
  • Sốt cao kéo dài

Cấn đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán từ các chuyên gia y tế. Trường hợp nguyên nhân gây ra triệu chứng là các bệnh lý tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích… các chuyên gia tế sẽ đưa ra các phác đồ điều trị bao gồm các thuốc tây y với các mục tiêu điều trị: điều trị nguyên nhân gây bệnh, cải thiện triệu chứng và phục hồi sức khỏe cho người bệnh. 

Thông thường các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa có triệu chứng đau bụng buồn nôn có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng sinh với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nếu đó là nguyên nhân gây nên bệnh lý tiêu hóa
  • Thuốc giảm đau giúp cải thiện triệu chứng đau của người bệnh
  • Thuốc điều trị tiêu chảy táo bón được sử dụng trong trường hợp người bệnh có rối loạn đại tiện (thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng)
  • Thuốc chống viêm nếu trong bệnh lý có xuất hiện tình trạng viêm
  • Thuốc chống nôn để dự phòng hoặc giảm tình trạng buồn nôn, nôn 
  • Thuốc chống loét đường tiêu hóa

Các nhóm thuốc trên sẽ được các chuyên gia y tế phối hợp sử dụng dựa theo tình trạng bệnh thực tế của bệnh nhân.

Sử dụng thực phẩm chức năng từ thảo dược

Một số trường hợp đau bụng buồn nôn ở mức độ nhẹ và vừa, hoàn toàn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ điều trị thay vì sử dụng thuốc tây y

Việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh đang dần trở thành xu hướng mới do đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh như vừa an toàn, vừa hiệu quả.

Trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa người bệnh thường phải sử dụng khá nhiều nhóm thuốc tây y, điều này vô hình chung gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa của người bệnh. Do đó sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, từ đó có thể giảm thiểu việc phải sử dụng các thuốc tây y. 

Trong một số trường hợp đau bụng buồn nôn ở mức độ nhẹ và vừa, hoàn toàn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ điều trị thay vì sử dụng thuốc tây y.

Với thành phần thảo dược, các sản phẩm đảm bảo được tính an toàn khi sử dụng cho các đối tượng, đặc biệt là người cao tuổi – đối tượng bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt.

Một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược hiện đang được các chuyên gia y tế tin dùng như:

  • TPBVSK HD trào ngược dạ dày Anvitra, với các thành phần thảo dược như: Chỉ thực, chi tử, bạch thược, hoài sơn, bạch truật…  có tác dụng hỗ trợ giảm acid dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó sản phẩm được sử dụng để hỗ trợ cải thiện các biểu hiện và hỗ trợ giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, giảm các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản. 
  • TPBVSK HD dạ dày Anvitra được sử dụng trên các đối tượng bị dư thừa acid dạ dày dẫn đến viêm dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, thực quản do chứa các thành phần thảo dược như: Bạch thược, mộc hương, trần bì, can khương… có tác dụng hỗ trợ giảm acid dạ dày, giảm các biểu hiện: đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau thượng vị, khó nuốt, buồn nôn. 
  • TPBVSK Anvida đại tràng được sử dụng cho bệnh nhân bị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích với thành phần từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh như đau bụng, đi ngoài nhiều lần….

Điều trị đông y

Sử dụng thuốc đông y trong điều trị đau bụng buồn nôn phù hợp với bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ đến vừa. Bằng kinh nghiệm điều trị dân gian cũng như tài liệu về tác dụng của các vị thuốc dược liệu, một số bài thuốc đông y được sử dụng hiệu quả trong điều trị đau bụng buồn nôn bạn đọc có thể tham khảo như:

  • Giảm đau bụng buồn nôn bằng việc nhai lá bạc hà hoặc uống trà bạc hà kết hợp dùng tinh dầu bạc hà để mát xa khu vực bị đau bụng
  • Sử dụng gừng tươi để nuốt (dạng lát mỏng), uống nước gừng, lấy nước cốt gừng thoa lên vùng bụng đau.
  • Sử dụng cam thảo hãm trà uống để giảm đau bụng buồn nôn.

Trường hợp đã sử dụng biện pháp thuốc đông y nhưng triệu chứng đau bụng, buồn nôn không cải thiện và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, cần đến ngay các cơ sở y tế thăm khám kịp thời. 

Chăm sóc bệnh nhân đau bụng buồn nôn

Trong điều trị đau bụng buồn nôn, bên cạnh việc điều trị nguyên nhân và cải thiện triệu chứng, việc chăm sóc hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân trong và sau khi bị bệnh cũng vô cùng quan trọng. Người bệnh cần lưu ý đảm bảo thực hiện theo đúng một số hướng dẫn sau để giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh cũng như phục hồi sức khỏe. 

  • Bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày, uống đủ nước để trung hòa dịch vị dạ dày, hỗ trợ thận và bàng quang bài tiết vi khuẩn và virus.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa giúp phục hồi các tổn thương ở cơ quan tiêu hóa và tiết niệu.
  • Kê cao đầu khi đi ngủ để hạn chế dịch vị dạ dày trào ngược, từ đó làm giảm buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị.
  • Bù điện giải do nôn/ tiêu chảy bằng việc uống nhiều nước (trái cây, rau củ…).
  • Cân bằng thời gian làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi để giảm căng thẳng, stress.

Các biện pháp trên nên được duy trì ngay cả khi tình trạng bệnh cải thiện để có thể tăng cường sức khỏe cũng như hạn chế nguy cơ tái nhiễm bệnh. 

Có thể thấy rằng đau bụng buồn nôn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, vấn đề sức khỏe của cơ thể. Cần phân biệt và xác định được đúng nguyên nhân gây nên triệu chứng để có được hướng điều trị phù hợp. Quá trình điều trị cải thiện triệu chứng đau bụng buồn nôn có thể kết hợp nhiều biện pháp tuy nhiên cần đảm bảo một nguyên tắc đó là điều trị dứt điểm để giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm bệnh.

Hy vọng các thông tin được cung cấp từ đội ngũ chuyên gia y tế của công ty cổ phần Anvy đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc cùng các câu hỏi liên quan về bệnh học tiêu hóa cùng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Anvy, vui lòng liên hệ trực tiếp theo hotline: 1800 234 558 để nhận được tư vấn tận tâm nhất.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
Để lại số điện thoại của bạn để được tư vấn miễn phí
0 Tất cả bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anvida có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc