Kiến thức bệnh học

[Góc chuyên gia] – Những bệnh gây đau bụng bên trái cần xử trí

Thỉnh thoảng bạn có cảm giác đau bụng bên trái? Đừng nghĩ đó chỉ là đau bụng thông thường, điều này có thể là một trong những dấu hiệu thầm tố cáo bạn đang mắc phải một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Tùy theo tạng bị vấn đề mà người bệnh có thể bị đau bụng trái trên, đau bụng bên trái vùng giữa hay đau bụng bên trái vùng hố chậu. Hãy cùng theo dõi bài viết và tìm hiểu kiến thức về các bệnh cụ thể liên quan từng cơ quan cụ thể có triệu chứng đau bụng bên trái.

Mục lục

Triệu chứng chỉ điểm khác nhau cho từng bệnh cụ thể liên quan đến đau bụng bên trái

Đau bên trái bụng có thể kéo dài trong thời gian ngắn (đau cấp tính) hoặc lâu dài (đau mãn tính). Cơn đau có thể bắt đầu ở một vị trí cụ thể rồi lan sang nơi khác. Đau có thể âm ỉ, đau quặn bụng, hay đau nhói thành cơn… Các triệu chứng khác mà bạn gặp phải cùng với cơn đau có thể rất quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng đau bụng bên trái của bạn. Các nguyên nhân phổ biến của đau bụng bên trái bao gồm:

Đau bụng bên trái do khí gas

Khí gas là một trong những nguyên nhân có thể khiến bạn bị đau bụng, đặc biệt ở vùng dưới bên trái. Khi tiêu thụ quá nhiều các loại thức ăn, đồ uống như rượu bia, thức uống có gas… dạ dày của bạn sẽ tích tụ nhiều khí làm dạ dày chướng căng khiến bạn có cảm giác đau tức vùng bụng trái trên và khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thuyên giảm giảm dần đi trong vòng vài giờ sau khi bạn không tiếp tục dùng thêm thực phẩm chứa gas hoặc kích thích sinh khí gas. 

Nhưng nếu bạn vẫn đau bụng dai dẳng và kèm theo các triệu chứng khác như: nôn mửa, ợ nóng, đi ngoài ra máu,.. thì bạn cần được bác sĩ thăm khám vì có thể mắc bệnh lý nghiêm trọng.

Đau bụng do ăn quá nhiều, ăn không tiêu

Ăn quá nhiều - không tiêu cũng là 1 nguyên nhân gây đau bụng
Ăn quá nhiều – không tiêu cũng là 1 nguyên nhân gây đau bụng

Việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn trong một lúc hoặc ăn những loại thực phẩm khó tiêu sẽ khiến bạn bị chướng bụng và gây ra đau bụng bên trái. Điều này thường xảy ra sau khi ăn, lượng thức ăn quá nhiều khiến dạ dày của bạn làm việc quá sức và gây ra đau bụng. 

Cơn đau thường ở phần trên của bụng, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, nó cũng có thể ảnh hưởng đến vùng bụng dưới khi thức ăn xuống đại tràng và bị tiêu hóa chậm. Chứng khó tiêu thường nhẹ. Hầu hết mọi người đều có cảm giác khó chịu, có thể đi kèm với ợ nóng, ợ hơi, cảm giác no hoặc đầy hơi. Khi thức ăn được đẩy hết xuống ruột triệu chứng sẽ giảm dần.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Nếu bạn mắc bệnh viêm dạ dày hay loét dạ dày tá tràng, điều này có thể gây đau cấp tính hoặc mãn tính ở phần bụng trên bên trái. Bệnh lý dạ dày thường gây ra những cơn đau bụng âm ỉ bên trái gần với vùng thượng vị hay mũi ức kèm theo các triệu chứng khác bao gồm ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, buồn nôn và nôn. Nếu bị nặng hơn như chảy máu dạ dày có thể gây nôn ra máu hoặc phân có máu, màu đen hoặc hắc ín.

Ung thư, nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh của đại tràng trái  

Những nguyên nhân từ bệnh lý đại tràng có thể gây ra đau bụng bên trái ngang rốn. Các triệu chứng khác có thể bao gồm thay đổi thói quen đi tiêu, sụt cân, sốt, có máu hoặc chất nhầy trong phân, táo bón và đau khi ấn vào bụng dưới. 

Bệnh ung thư đại tràng trái có thể gây tắc ruột kết ngoài một số triệu chứng nêu trên. Nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ung thư hoặc viêm ruột non 

Ung thư hay viêm ruột non cũng có thể gây ra đau bụng bên trái. Cùng với đó chính là sự thay đổi trong thói quen đi tiêu, chán ăn, chuột rút, đầy hơi, chướng bụng, có máu hoặc chất nhầy trong phân và các biểu hiện đau bụng… Các triệu chứng này thường kéo dài hay lặp đi lặp lại nhiều lần dù đã được điều trị tích cực và cần được thăm khám kỹ để chẩn đoán chính xác.

Ung thư hoặc viêm tuyến tụy

Viêm tụy gây ra những cơn đau dữ dội và liên tục ở vùng bụng trên bên trái, có thể lan ra sau lưng, đôi khi kèm theo buồn nôn, nôn mửa và sốt. Ung thư tuyến tụy gây ra những cơn đau âm ỉ và từ từ hơn. Các triệu chứng kèm theo bao gồm buồn nôn, vàng da và mắt (vàng da) và giảm cân.

Viêm túi thừa

1 số triệu chứng của viêm túi thừa

Viêm túi thừa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau bụng dưới bên trái. Viêm túi thừa xảy ra khi các túi nhỏ trong thành ruột bị nhiễm trùng và viêm. Túi thừa hình thành ở những vùng yếu của ruột già, thường được gọi là ruột kết.

Viêm túi thừa hay gặp ở người lớn tuổi. Khi cơ thể chúng ta già đi, lượng túi thừa tăng lên và có nhiều khả năng bị rách, viêm nhiễm hay sưng lên. Viêm túi thừa có xu hướng phổ biến hơn ở người lớn tuổi, nhưng những người trẻ hơn vẫn có thể mắc phải bệnh lý này.

Đau do viêm túi thừa có xu hướng tăng lên trong khi người bệnh đang ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Một số triệu chứng khác của viêm túi thừa có thể là:

  • Đau bụng
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Cảm thấy đầy hơi

Bệnh thận, sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận 

Bệnh thận, sỏi thận, nhiễm trùng thận cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng bên trái. Mặc dù sỏi thận thường gây đau ở thắt lưng, nhưng cũng có thể đi kèm đau bụng, vì cơn đau lưng có thể lan ra phía trước đến dạ dày, đặc biệt là gần rốn. 

Tình trạng này phổ biến hơn ở nam giới, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở phụ nữ và trẻ em do lượng chất lỏng hấp thụ thấp. Các triệu chứng khác có thể xảy ra  như đau rất dữ dội ở vùng thắt lưng, đau khi đi tiểu, sốt trên 38ºC, buồn nôn, nước tiểu có màu đỏ và khó nằm xuống.

Các loại bệnh liên quan đến đau bụng bên trái ở phụ nữ cần chú ý

Một số nguyên nhân gây đau bụng bên trái ở phụ nữ liên quan đến cấu trúc giải phẫu của phụ nữ. Chị em phụ nữ hãy tìm hiểu kỹ để biết tình hình sức khỏe của mình nhé!

Đau bụng kinh

Trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thể bị đau bụng vùng dưới rốn ngoài ra kèm thêm các triệu chứng khác như chuột rút… chúng thường xảy ra trước và trong khi có kinh. Trong nhiều trường hợp xảy ra hiện tượng đau ở vùng bụng dưới bên trái 

Triệu chứng đau bụng kinh có thể lặp đi lặp lại nhiều lần với các mức độ khác nhau nhưng thường là không nghiêm trọng. Một số người có thể cảm thấy đau dữ dội bên trái của bụng và thấy ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục và diễn biến nghiêm trọng thì bạn nên thăm khám để chữa trị hiệu quả hơn.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
Để lại số điện thoại của bạn để được tư vấn miễn phí
0 Tất cả bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anvida có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc