Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý khá phổ biến gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Vậy điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất về hội chứng ruột kích thích và cách điều trị căn bệnh này.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) được hiểu là tình trạng rối loạn rối loạn chức năng ruột mạn tính. Đây là tình trạng xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Hội chứng ruột kích thích gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như co thắt cơ thành ruột, nhiễm trùng, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, stress…
Dấu hiệu nhận biết hội chứng ruột kích thích
Tùy theo mức độ rối loạn, độ tuổi và thể trạng của từng trường hợp mà có những triệu chứng khác nhau. Các dấu hiệu điển hình của hội chứng ruột kích thích bao gồm:
- Đau bụng: Đau bụng là triệu chứng gặp ở hầu hết các bệnh lý đường tiêu hóa. Tuy nhiên, với hội chứng ruột kích thích thì cơn đau lan toả hoặc khu trú ở vùng hố chậu hai bên trái, phải, quanh rốn. Nếu cơn đau xuất hiện trên rốn thường xảy ra với mức độ mạnh còn đau dưới rốn thường có tính chất âm ỉ. Đau nhiều sau khi ăn, đặc biệt sau khi ăn đồ ăn lạ.
- Táo bón hoặc tiêu chảy: Bệnh nhân đau quặn bụng muốn đi đại tiện, cảm thấy dễ chịu hơn sau mỗi lần đi vệ sinh. Phân khô cứng thành cục nhỏ, có lẫn nhầy. Một số trường hợp người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc thậm chí vừa táo bón vừa tiêu chảy.
- Bụng nổi cục: Người bệnh bị hội chứng ruột kích thích thường thấy những cục lớn nổi lên dọc khung đại tràng. Đây chính là phần đại tràng đang bị co thắt.
- Đầy hơi chướng bụng.
Những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Do vậy, việc phát hiện ra bệnh và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy làm sao để điều trị hội chứng ruột kích thích? Hãy cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài viết để tìm ra câu trả lời nhé!
Hội chứng ruột kích thích có chữa dứt điểm được hay không?
Hội chứng ruột kích thích là bệnh mãn tính, do vậy không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên hội chứng này khá lành tính và không đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Nếu người bệnh duy trì thực hiện một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, thì việc kiểm soát được triệu chứng của bệnh không phải là điều gì khó khăn. Ở một bệnh nhân có lối sống lành mạnh, áp dụng phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích đúng cấp thì các triệu chứng của bệnh có thể không tái phát trong một thời gian dài.
Khi nào cần dùng thuốc để điều trị hội chứng ruột kích thích?
Trong trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho sử dụng một số thuốc để làm giảm triệu chứng và giảm hoạt động co thắt của ruột già. Các thuốc thường được sử dụng như thuốc giảm đau, thuốc chống táo bón, chống tiêu chảy, chống sinh hơi và thuốc an thần. Cho đến nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hội chứng này. Vì vậy, việc phối hợp giữa điều trị bằng thuốc và không bằng thuốc sẽ góp phần cải thiện đáng kể các triệu chứng.
Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng Tây Y
Sau khi thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác bệnh, nguyên nhân gây bệnh và mức độ hội chứng ruột kích thích mà bạn đang gặp phải. Từ đó, sẽ chỉ định loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị hội chứng ruột kích thích:
- Nhóm thuốc giảm đau, chống co thắt: Duspatalin, No-spa, Spasfon…
- Thuốc chống táo bón: Forlax, Duphalac…
- Thuốc chống tiêu chảy: Smecta, Loperamid…
- Thuốc an thần, giảm stress: Rotunda, Seduxen…
- Thuốc chống sinh hơi: Meteospasmyl, Pepsan…
Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị ruột kích thích bằng Đông Y
Sau đây là một số gợi ý về phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích an toàn, dễ thực hiện, ít tốn kém và không cần dùng đến thuốc mà bạn đọc có thể tham khảo.
Lá vối
Theo y học hiện đại, nụ hoa và lá vối chứa rất nhiều hoạt chất như tanin, Beta – Sitosterol có tác dụng như kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, loại dược này còn giúp điều trị tiêu chảy, cải thiện đại tiện và làm giảm đau bụng rất hiệu quả. Do vậy, có thể sử dụng dược liệu này để điều trị hội chứng ruột kích thích.
Cách dùng:
- Chuẩn bị 200g lá vối tươi, đem rửa sạch, rồi vò nát.
- Cho lá vối vào ấm rồi đun cùng 2 lít nước lọc. Đến khi nước sôi thì bật lửa nhỏ, để khoảng 30 phút thì tắt bếp.
- Uống trong ngày, khoảng 2 – 3 lần.
Nha đam
Nha đam từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học, mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp. Gel nha đam có tính chống viêm và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, phần ruột bên trong đem ép thành nước có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón hoặc tiêu chảy.
Cách dùng:
- Nha đam đem rửa sạch, cắt bỏ phần vỏ, lấy phần thịt đem xay nhuyễn.
- Trộn mật ong với nha đam theo tỷ lệ 1:2, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần dùng khoảng 30ml, ngày dùng 3 lần.
Nghệ
Nghệ vốn nổi tiếng với tác dụng chống viêm, làm lành vết thương và cải thiện các vấn đề về tiêu hóa vô cùng hiệu quả. Khi kết hợp cùng mật ong sẽ mang mang lại hiệu quả tốt trong điều trị hội chứng ruột kích thích.
Cách dùng:
- Trộn đều tinh bột nghệ với mật ong tạo thành hỗn hợp sệt, rồi cho vào lọ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 thìa cafe nhỏ, nên dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Ngoài ra, có thể vo viên hỗn hợp thành từng viên hoàn, đem phơi khô rồi dùng dần. Người bệnh dùng mỗi lần dùng khoảng 5 viên, ngày 2 lần.
Củ riềng
Với tác dụng tiêu hàn, kích thích tiêu hóa mà củ riềng là vị thuốc không thể không nhắc đến khi điều trị các bệnh lý về tiêu hóa. Khi kết hợp riềng tươi với lá lốt và mật ong giúp tiêu viêm, giải độc, làm lành vết loét rất tốt.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Một củ riềng tươi, 200ml mật ong nguyên chất và một ít lá lốt.
- Riềng đem rửa sạch, bỏ phần rễ, giã nát và ủ chung với lá lốt trong nước sôi.
- Sau 30 phút, đem ra chắt lấy nước uống hoặc pha thêm một chút mật ong.
Lá mơ
Lá mơ có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp làm giảm các triệu chứng khó tiêu, rối loạn đại tiện, diệt khuẩn, giảm viêm nhiễm trong niêm mạc đại tràng. Do vậy, có thể dùng ăn sống hoặc uống nước cốt lá mơ nguyên chất để điều trị hội chứng ruột kích thích.
Cách làm:
- Chuẩn bị 15 – 20 lá mơ lông tươi và 2 quả trứng gà ta.
- Lá mơ đem rửa sạch, xay nhuyễn, trộn cùng 2 quả trứng gà ta.
- Nêm thêm gia vị cho vừa miệng rồi cho vào chảo để rán chín.
Điều trị bằng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ thảo dược
Với mục tiêu kiểm soát các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích một cách an toàn – nhanh chóng – hiệu quả thì một gợi ý đến từ chuyên gia đáp ứng mọi tiêu chí trên đó là sản phẩm Anvida đại tràng.
- Công thức 100% thảo dược có tác dụng tương tự như các thuốc tân dược nhưng an toàn và không gây nhờn khi sử dụng lâu dài.
- Dược liệu được chiết xuất bởi dây chuyền EECV hàng đầu từ Đức.
- Anvida là bộ sản phẩm hướng đến các bệnh lý đường ruột, mang đến cho người dùng có đường ruột khỏe mạnh.
- Đây là sản phẩm được giới chuyên gia đánh giá rất cao về chất lượng và được hàng triệu người tin dùng.
Chế độ ăn dành cho người bị hội chứng ruột kích thích
Một chế độ ăn uống khoa học đóng góp rất lớn trong quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích, các chuyên gia khuyên rằng:
- Hạn chế các thực phẩm như: Chất xơ không hòa tan như đậu, yến mạch, lúa mạch đen, lúa mì, sữa, cà phê, các đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, kẹo cao su, nước uống có gas, rượu bia, hành tây…
- Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ từ các loại rau, củ, quả,… trong chế độ ăn hàng ngày.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá nhiều trong một bữa.
- Bổ sung thêm carbohydrate và chất béo từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, các loại mì ống hoặc gạo trắng.
- Ăn chậm nhai kỹ giúp làm giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột.
Vậy nên dùng thuốc Tây Y hay Đông Y để điều trị hội chứng ruột kích thích?
Theo các chuyên gia tiêu hóa, việc sử dụng thuốc Tây Y hay Đông Y để điều trị hội chứng ruột kích thích đều có những ưu nhược điểm riêng.
Với các thuốc Tây Y khả năng khắc phục các triệu chứng của nhanh chóng ngay sau một vài liều đầu tiên. Nhưng nhược điểm của các thuốc này là cũng chỉ có tác dụng tạm thời, không chữa dứt điểm bệnh, gây ra một số tác dụng phụ như làm rối loạn tiêu hóa…khi bệnh nhân phải dùng kéo dài.
Tương tự như vậy, các thuốc Đông Y cũng có ưu điểm là an toàn, lành tính, cách sử dụng đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, chi phí thấp nhưng nhược điểm của nó chỉ áp dụng được với các trường hợp bệnh nhẹ, cách thực hiện thủ công, liều lượng không chính xác, cần nhiều thời gian và công sức để thực hiện, cần sử dụng trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả.
Hiện nay đã ra đời một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ thảo dược nhưng được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ cao giúp lấy được hoạt chất trong thảo dược tinh khiết nhất. Từ đó cho ra những sản phẩm có đủ liều, đem lại tác dụng tương đương thuốc tân dược nhưng lại giữ được ưu điểm an toàn như các thuốc đông y.
Với đặc điểm hội chứng ruột kích thích là bệnh mãn tính không khỏi hoàn toàn, người bệnh dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng thì việc lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe như vừa nói trên là một lựa chọn ưu việt, giúp giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc tân dược cũng như hiệu quả hơn thuốc đông y. Có thể kể đến một sản phẩm tiêu biểu của nhóm này là Anvida đại tràng.
Nhìn chung, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả điều trị cần kết hợp thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về hội chứng ruột kích thích và cách điều trị bệnh. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này và có lựa chọn thích hợp để điều trị bệnh. Nếu còn thắc mắc gì cần giải đáp hãy liên hệ ngay chúng tôi theo số hotline 1800 234 558.