Đi ngoài ra nước – tất tần tật những điều cần nắm rõ

Đi ngoài ra nước là một triệu chứng thường gặp trong cuộc sống thường ngày. Thế nhưng, không vì thế mà chúng ta coi thường nó, chỉ ra hiệu thuốc mua vài liều uống xong đỡ là có thể cho qua. Vì có thể trong cơ thể bạn đang chứa một mầm bệnh nguy hiểm tiềm ẩn nào đó.

Phân biệt đi ngoài ra nước mãn tính với đi ngoài ra nước cấp tính

Đi ngoài ra nước là một thuật ngữ dùng để chỉ phân có chứa nhiều nước hơn bình thường. Có 2 loại là đi ngoài ra nước mãn tính hoặc đi ngoài ra nước cấp tính. 

Tình trạng đi ngoài ra nước cấp tính thường không phải là vấn đề lâu dài, xảy ra sau khi sử dụng thực phẩm không an toàn hay dị ứng, không dung nạp lactose hoặc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do môi trường sống… Ngoài ra, sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa magie hoặc uống quá nhiều cà phê cũng có thể gây ra hiện tượng đi ngoài phân lỏng.

Đi ngoài ra nước mãn tính là tình trạng đi phân lỏng trong nhiều ngày hay nhiều tuần liên tiếp và không có dấu hiệu dừng lại. Điều đó cho thấy có thể bạn đang mắc phải một bệnh lý nghiêm trọng nào đó nhưng chưa phát hiện được.  

Nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra nước cấp tính

Tình trạng đi ngoài phân lỏng cấp tính thường thường xảy ra sau khi tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, thực phẩm chứa nhiều magie hay uống quá nhiều cà phê nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do môi trường sống…

Do xu hướng ăn kiêng

Một số loại thực phẩm, đồ uống hoặc chất bổ sung có thể làm tăng khả năng đi ngoài ra phân lỏng hoặc tiêu chảy. Với xu hướng ăn kiêng, chúng ta thường sử dụng trái cây, rau quả để thay thế tinh bột hoặc các sản phẩm làm từ thịt động vật. Tuy nhiên, trong nhiều loại trái cây, rau quả có chứa đường lên men. Cơ thể của nhiều người lại khó khăn trong việc hấp thu loại đường này một cách hiệu quả, vì thế có thể gây nên tình trạng đi ngoài ra nước.

Chế độ ăn có chứa nhiều đường lactose – loại đường có trong sữa tự nhiên hoặc các sản phẩm làm từ sữa như phô mai, kẹo sữa… cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Những người không có khả năng dung nạp lactose sẽ bị tiêu chảy sau khi tiêu thụ các sản phẩm làm từ sữa.

Nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm

Việc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng do môi trường sống hay ngộ độc thực phẩm có thể gây viêm dạ dày và đường ruột. Điều này có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra nước, sôi bụng, đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Đau bụng, bụng ậm ạch khó chịu
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • mức độ nặng có thể tụt huyết áp 

Do sử dụng thức ăn và đồ uống không phù hợp

Một số thức ăn và đồ uống có thể gây ra đi cầu ra nước. Cà phê, rượu là thức uống phổ biến vì nó gây kích thích các cơ ruột. Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và cay cũng là một nguyên nhân đối với một số người vì chúng có thể gây kích ứng dạ dày. Ngoài ra, một số người sử dụng những loại thực phẩm không phù hợp với cơ địa như hải sản, cua, sữa… cũng có thể gây ra tình trạng bụng sôi liên tục và đi ngoài ra nước .

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đi ngoài ra nước mãn tính

Hội chứng ruột kích thích

Khi bị hội chứng ruột kích thích, một số người ở thể bệnh đi ngoài có phân lỏng. Tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, được gọi là IBS-D nguyên nhân là do tình trạng tăng nhu động ruột. Cho đến nay, các nhà khoa học cũng như bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể chính xác gây ra IBS. 

Ngoài triệu chứng đi ngoài phân có nước, những người đang mắc phải hội chứng IBS-D còn có các triệu chứng phổ biến khác như: đau bụng, chuột rút, thường xuyên buồn nôn và nôn mửa, đi ngoài có phân lẫn máu hoặc nhầy… Các triệu chứng này thường tồi tệ hơn sau khi ăn một vài loại thực phẩm cụ thể gây kích ứng. 

IBS là một hội chứng liên quan đến đường ruột không có phương pháp nào để chữa trị triệt để. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện nó bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng như bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện tình trạng tốt hơn…

Hội chứng IBS-D còn có các triệu chứng khác như đau bụng, chuột rút, thường xuyên buồn nôn và nôn mửa...

Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng (UC) là tình trạng viêm mãn tính ở bộ phận đại tràng, trực tràng gây ra các tổn thương loét trên niêm mạc đại tràng. Vì thế, những người bị viêm loét đại tràng thường đau bụng trên rốn và đi ngoài ra nước nhiều lần trong ngày phân có thể kèm nhầy hoặc máu. Các triệu chứng khác của viêm loét đại tràng bao gồm: đau bụng, mệt mỏi, giảm cân bất thường, kích ứng da, kích ứng mắt…

Viêm loét đại tràng là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Căn bệnh này để lâu dài có thể gây ra các biến chứng như:

  • Viêm đường mật – các ống dẫn mật trong gan bị tổn thương
  • Tăng nguy cơ ung thư ruột
  • Kém phát triển thể chất

Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có các triệu chứng của viêm loét đại tràng đã nêu trên.

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn ( IBD) cũng là một loại bệnh cụ thể của viêm ruột gây viêm đường tiêu hóa. Bệnh crohn và viêm loét đại tràng đều là viêm ruột nhưng viêm loét đại tràng chỉ gây viêm ở bộ phận đại tràng, trực tràng trong ruột già. Tuy nhiên, bệnh Crohn ngoài tổn thương tại đại trực tràng có thể gặp viêm nhiễm tại thực quản, dạ dày, ruột non. Có thể nói đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị đúng cách. 

Crohn có thể biểu hiện đau bụng dữ dội, đi ngoài ra nước, đôi khi còn có đi ngoài ra nước màu đen, mệt mỏi, giảm cân, thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Căn bệnh này chủ yếu biểu hiện các triệu chứng trên hệ thống tiêu hóa, nhưng cũng có thể có các biểu hiện khác như loét miệng, phát ban, viêm da, viêm khớp… Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh crohn. Trẻ em bị bệnh Crohn thường kém phát triển về cả thể chất lẫn trí não, thiếu máu, cơ thể yếu ớt.

Do cơ thể không dung nạp lactose

Lactose là một loại đường đôi có nhiều trong sữa tự nhiên, sữa công thức và các sản phẩm làm từ sữa. Đây là loại đường rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, có đến 75% dân số trên thế giới lại không có khả năng tiêu hóa loại đường này. 

Nguyên nhân nguyên phát là do cơ thể một số người không có hoặc có ít enzyme lactase. Bên cạnh đó khi tuổi tác càng tăng thì sự sản xuất enzyme lactase càng giảm, cơ thể vì thế cũng trở nên kém hấp thu lactose hơn. Còn nguyên nhân thứ phát khiến cơ thể không dung nạp lactose có thể do viêm ruột, viêm đại tràng… 

Các triệu chứng phổ biến nhất khi những người này sử dụng các sản phẩm có chứa lactose là đau bụng đi ngoài phân lỏng liên tục, chuột rút ở bụng, bụng chướng căng… Tình trạng đau bụng đi ngoài phân lỏng liên tục xảy ra do đường lactose không được hấp thu trong ruột gây ra hiện tượng hút nước vào đường tiêu hóa của bạn. 

Cách tốt nhất để phòng tránh các tình trạng này là bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa đường lactose. Ngoài ra cũng có thể bổ sung thêm enzyme lactase cũng như một số loại men vi sinh hỗ trợ…

Bệnh Celiac

Celiac là một loại bệnh tự miễn có tính chất di truyền. Với những người mắc bệnh celiac thì cơ thể không có khả năng hấp thu tiêu hóa gluten một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc… Theo khảo sát,  trên toàn thế giới có khoảng 1% người bệnh Celiac mắc bệnh mà không biết.

Các triệu chứng của bệnh Celiac có thể nhẹ hay nặng và có thể thay đổi theo thời gian, tùy vào mỗi người. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Celiac bao gồm: đau bụng, đi ngoài ra nước, buồn nôn hoặc táo bón, phân có mùi hôi, trầm cảm, lo lắng, đau khớp, viêm da… Người mắc bệnh Celiac có thể bị thiếu máu do thiếu sắt, thiếu chất dinh dưỡng do ruột hạn chế sự hấp thụ các dưỡng chất, vitamin như vitamin B1, D, E và K. 

Không có biện pháp giúp chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này nhưng chế độ ăn không gluten sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh.

Tuyến giáp hoạt động quá mức

Tuyến giáp là một bộ phận nhỏ có hình bướm nằm ở trước cổ của bạn. Chức năng của tuyến giáp là giải phóng ra hai hormon triiodothyronine và triiodothyronine giúp kiểm soát các tế bào sử dụng năng lượng. Nhưng khi tuyến giáp hoạt động quá mức ( hay còn gọi là cường giáp) tạo ra quá nhiều những hormon này sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và gây ra các triệu chứng như:

  • Đi ngoài ra nước nhiều lần
  • Tinh thần bất ổn, giấc ngủ không ổn định
  • Đau sưng vùng quanh cổ
  • Nhiệt độ cơ thể lên xuống thất thường

Do tình trạng kém hấp thu axit mật

Axit mật là một chất có trong túi mật do gan tiết ra mỗi ngày. Vai trò của axit này là hỗ trợ tiêu hóa của đường ruột, giúp hấp thu chất béo, vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Ngoài ra, axit mật còn điều chỉnh sự cân bằng nồng độ cholesterol, glucose, chất béo và năng lượng của cơ thể. Tuy nhiên, một số người bị rối loạn chức năng gan hay mắc phải các bệnh liên quan đến gan hay túi mật như sỏi mật hoặc xơ gan sẽ làm giảm chức năng hoạt động của chúng. Đôi khi gen cũng làm ảnh hưởng đến nồng độ axít mật trong túi mật.

Sự kém hấp thu axit mật sẽ làm ngăn cản sự hòa tan và phân hủy các vitamin, khoáng chất cũng như chất béo ở trong ruột. Chính vì điều này mà sự kém hấp thu axit mật có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng. Những người bị thiếu axit  mật có các triệu chứng khác nhau bao gồm:

  • Tiêu chảy, đi ngoài ra nước
  • Thiếu vitamin, đặc biệt các vitamin tan trong dầu như A, E, K và D. 
  • Vàng da, mờ mắt, vàng mắt
  • Còi xương, chậm phát triển
  • Suy giảm chức năng gan

Viêm tụy mãn tính

Tuyến tụy là một bộ phận nằm trong ổ bụng, ở sau dạ dày và dưới lồng ngực. Bộ phận này có chức năng sản xuất các enzyme và hormone quan trọng giúp đường ruột phân hủy và tiêu hóa thức ăn. Nó cũng tạo ra insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Viêm tụy mãn tính là tình trạng viêm tuyến tụy lâu dài dẫn đến phá vỡ cấu trúc và chức năng của tuyến tụy. 

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là do sử dụng quá nhiều rượu bia trong thời gian dài. Viêm tụy mãn tính có thể khiến chúng ta đi ngoài ra nước kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng.

Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất khiến tình trạng đi ngoài ra nước diễn ra liên tục ngày này qua ngày khác. Tuy nhiên không phải ai đi ngoài có phân lỏng cũng mắc phải một trong những bệnh lý này. Tình trạng này còn xảy ra bởi những nguyên nhân tức thời khác. Các bạn hãy cùng theo dõi tiếp để tìm hiểu.

Phần dài nhất của tuyến tụy nằm dài phía sau dạ dày
Phần dài nhất của tuyến tụy nằm dài phía sau dạ dày

Các biến chứng gặp phải khi bị đi ngoài ra nước nhiều lần

Tình trạng đi ngoài chủ yếu là phân lỏng sẽ không quá nguy hiểm nếu các bạn kịp thời phát hiện và chữa trị theo nguyên nhân gây bệnh. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:

Mất nước: Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng đối với những người bị đi ngoài ra nước thường xuyên hoặc đi ngoài rất nhiều nước. Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị mất nước là:

  • Ít đi tiểu và lượng nước tiểu mỗi lần đi ít hơn bình thường
  • Khô da, khô họng và khô miệng. Thậm chí miệng còn có mùi hôi
  • Ngoài ra, bạn còn thường bị đau đầu,chóng mặt và thèm đồ ngọt…

Suy dinh dưỡng:  Đi ngoài có nước nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy kiệt. Điều này sẽ khiến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng bị giảm thiểu. Bạn sẽ có cảm giác chán ăn và khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, các loại vitamin, khoáng chất vào trong cơ thể cũng giảm theo. Cả hai hiện tượng trên sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. 

Các biện pháp khắc phục tình trạng đi ngoài ra nước tại nhà

Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng trong việc cải thiện và chữa trị tình trạng đi ngoài ra nước. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này. Chế độ ăn uống của những người đang mắc phải tình trạng đi ngoài phân lỏng cần phải đảm bảo những điều sau:

  • Nên tránh sử dụng thức ăn và đồ uống gây kích ứng đường ruột. Ví dụ người mắc bệnh celiac không nên ăn bánh mì, bánh quy.., người không dung nạp lactose không nên uống sữa, ăn các sản phẩm làm từ sữa.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hay chứa nhiều magie, đồ uống có cồn, cafein… Đảm bảo nguồn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chế biến sạch sẽ, an toàn.
  • Nên uống thêm mật ong để đường ruột được làm đặc. 

Các bài thuốc dân gian chữa đi ngoài ra nước tại nhà

Chữa trị tình trạng đi ngoài phân có nước bằng các bài thuốc dân gian cũng là một phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả và tiết kiệm. Một số bài thuốc dân gian được nhiều người tin dùng như:

Hồng xiêm xanh : Loại quả này có tính chát nên trị đi ngoài ra nước vô cùng hiệu quả. Cách thực hiện: cắt hồng xiêm thành những miếng mỏng rồi phơi khô, sao vàng, cất vào hộp và để nơi khô thoáng sử dụng dần. Mỗi lần bạn chỉ cần dùng khoảng 10 lát hồng xiêm đem đun với nước và uống khoảng ngày 2 lần, không nên uống quá nhiều và quá đặc vì có thể gây tác dụng ngược lại là táo bón.

Lá ổi: Lá ổi cũng là cây thuốc được nhiều người sử dụng để chữa trị tiêu chảy cũng như đi ngoài phân có nước. Bạn chỉ cần tìm lá ổi rồi rửa sạch, nấu với nước, đun sôi trong khoảng 30 phút rồi bỏ vào 1 chút muối cho dễ uống. Lọc bã ra là bạn có thể sử dụng rất đơn giản.

Sử dụng thực phẩm chức năng từ thảo dược để hỗ trợ giảm đi cầu ra nước

Những biện pháp trên tuy an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện nhưng nó chỉ có tác dụng với những người đi ngoài phân lỏng do các các yếu tố cấp tính như ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng…. Ngoài ra, bạn phải thật sự kiên trì thực hiện trong một thời gian đủ dài mới đạt được hiệu quả mong muốn. 

Hiện nay có một số loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược tự nhiên rất hiệu quả với người bị đi ngoài phân lỏng. Ngoài hỗ trợ điều trị triệu chứng các sản phẩm này còn có tác dụng cải thiện nguyên nhân gây bệnh. Đây là một lựa chọn thông minh và phù hợp với nhiều người bệnh hiện nay.

Hiểu được nỗi lo lắng và sự bất tiện của nhiều người gặp phải tình trạng này cũng như hiểu rõ 2 nguyên nhân gây ra triệu chứng đi ngoài ra nước mãn tính chủ yếu là hội chứng ruột kích thích và viêm loét đại tràng, các nhà nghiên cứu của công ty cổ phần Anvy đã tìm hiểu các loại thảo dược có công dụng tốt để cho ra đời sản phẩm TPBVSK Anvida đại tràng – dành cho người bị viêm đại tràng mãn tính và hội chứng ruột kích thích. 

TPBVSK Anvida đại tràng được chiết xuất hoàn toàn từ những vị thảo dược tự nhiên có nguồn gốc rõ ràng, quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ. Sản phẩm còn được sản xuất với dây chuyền hiện đại EEVC từ Đức để cho ra sản phẩm có hàm lượng hoạt chất cao, an toàn và hiệu quả nhất cho người tiêu dùng. 

Các biện pháp khắc phục tình trạng đi ngoài ra nước tại nhà

Đi ngoài ra nước khi nào cần đi khám?

Sau khi đã sử dụng kết hợp những phương pháp nêu trên, nếu tình trạng đi ngoài ra nước của mình vẫn kéo dài liên tục kèm theo các triệu chứng khác đi kèm tiến triển nặng lên bạn cần đến bệnh viện để thăm khám. Ngoài ra, nếu gặp phải những triệu chứng sau bên cạnh việc đi ngoài ra nước thì bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Tiêu chảy hoặc phân có máu
  • Đi ngoài ra nước màu nâu hoặc đen
  • Sốt cao
  • Mất nước nghiêm trọng
  • Nhịp tim đập nhanh
  • Cảm thấy ớn lạnh, buồn nôn
  • Đau quặn bụng và chuột rút không biến mất

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp để chữa trị tình trạng đi ngoài ra nước một cách an toàn và hiệu quả nhất. Nếu còn bất kể thắc mắc gì về bệnh đi ngoài ra nước hay cần tư vấn sử dụng sản phẩm TPBVSK Anvida đại tràng hãy gọi đến hotline miễn cước 1800 234 558 để được tư vấn đầy đủ.

Chúc bạn đọc sớm khỏi bệnh!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *