Kiến thức bệnh học

Đi ngoài có nhầy là bệnh gì? Chẩn đoán bệnh dựa trên màu sắc chất thải

Bình thường trong lòng đại tràng luôn có một lớp chất nhầy bôi trơn với nhiệm vụ góp phần giúp đưa chất thải ra ngoài một cách dễ dàng. Nếu lượng chất nhày này trong phân không nhiều và không có màu hay mùi lạ thì đó là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đi ngoài có nhầy xảy ra liên tục hoặc chất nhầy có màu lạ kết hợp với hiện tượng phân có mùi khác thường thì đây là dấu hiệu cảnh đường tiêu hóa của bạn đang có vấn đề cần được quan tâm đúng mức. 

Mục lục

Bệnh sinh hiện tượng đi ngoài có nhầy

Chất nhầy có kết cấu đặc quánh giống như thạch, xuất hiện ở nhiều vị trí trong cơ thể bao gồm cả phân. Cơ thể sử dụng chất nhầy này để bảo vệ, bôi trơn các mô và cơ quan mỏng manh đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm gây ra. 

Đi ngoài có nhầy không phải là vấn đề đáng lo ngại với sức khỏe. Nếu cơ thể đang ở trạng thái khỏe mạnh thì chất nhầy có màu trong suốt và rất khó để nhận ra bằng mắt thường. Tuy nhiên nếu đi ngoài có nhiều chất nhầy trong phân thì đó là một dấu hiệu đáng quan ngại. Bạn đang gặp vấn đề bệnh lý nghiêm trọng về sức khỏe nếu phát hiện phân nhầy kèm các triệu chứng như:

  • Đi ngoài có lẫn máu tươi hoặc đen
  • Đau bụng, đầy hơi
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đi ngoài có nhầy liên quan tới hệ tiêu hóa. Lớp chất nhầy ở ruột non bảo vệ cơ thể khỏi chất cặn bã từ thức ăn và các mầm bệnh tiềm ẩn nằm trong ruột. Khi xuất hiện viêm, lớp màng này bị phá vỡ và đi ra ngoài theo phân. Điều này làm cho các mầm bệnh trong ruột kết xâm nhập vào cơ thể một cách dễ dàng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài ra nhầy

Đột nhiên thay đổi lượng chất nhầy là hệ quả của viêm đường tiêu hóa cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Có rất nhiều bệnh lý tiêu hóa là nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài có nhầy. Để phân biệt những bệnh này bác sĩ thường dựa vào màu sắc chất nhầy và các triệu chứng đi kèm: 

  • Trong trường hợp nghi nhiễm bệnh bệnh crohn, nhiễm trùng đường ruột, hội chứng ruột kích thích chất nhầy có màu vàng, đi kèm với các triệu chứng tiêu chảy, mệt mỏi kéo dài
  • Đối với viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột kết trong phân có lẫn chất nhầy dính máu. Nhưng đừng quá lo lắng vì hiện tượng này cũng thường gặp khi bị táo bón, kiết lỵ hay trĩ
  • Chất nhầy màu trắng đục thường bị nhầm với chất nhầy trong suốt nên bệnh nhân khó phát hiện nhưng nó lại là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị mất nước. 

Không nên thờ ơ trước tình trạng phân bất thường vì đây là dấu hiệu ban đầu cảnh báo những bệnh lý tiêu hóa hết sức nguy hiểm.   

Tình trạng phân bất thường là dấu hiệu ban đầu cảnh báo những bệnh lý tiêu hóa hết sức nguy hiểm

Chẩn đoán bệnh dựa trên màu sắc chất nhầy

Khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa, chất nhầy trong phân sẽ đặc lại và đổi màu do cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng. Thông qua màu sắc chất nhầy có thể chẩn đoán được căn bệnh mà ban đang mắc phải: 

Chất nhầy màu hồng

Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ hoặc màu hồng là cảnh báo nghiêm trọng nhất về tình trạng sức khỏe vì đây là màu của máu. Có máu trong phân cảnh báo hiện tượng chảy máu trong đường tiêu hóa, thậm chí khi chảy quá nhiều máu có thể làm cho phân có màu đen và hắc ín. Đôi khi lượng phân nhầy nhiễm máu quá ít khó nhìn thấy bằng mắt thường cần phải thực hiện xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân

Các nguyên nhân cực kỳ nguy hiểm có thể gây ra máu trong phân bao gồm:

  • Bệnh túi thừa: Túi thừa là những túi nhỏ nằm ở lớp niêm mạc của ống tiêu hóa. Viêm túi thừa sẽ gây ra triệu chứng có lượng máu nhỏ ở trong phân. 
  • Loét dạ dày tá tràng: Các vết loét hở ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, phần trên của ruột non khiến người mắc đi ngoài ra phân lẫn chất nhầy màu máu. 
  • Viêm ruột kết (đại tràng): Gây ảnh hưởng tới lớp niêm mạc ở đại tràng, ở giai đoạn đầu của bệnh xuất hiện màng nhầy màu hồng đỏ có dạng hạt, dễ vỡ và đi ra ngoài theo phân. 
  • Polyp hoặc ung thư: Polyp là những khối u lành tính nhưng chúng có thể tiến triển thành bệnh ung thư. Triệu chứng điển hình của bệnh là phân có chất nhầy màu đỏ, lẫn máu mà không thể nhận thấy bằng mắt thường.. 

Mặt khác đi ngoài có nhầy màu hồng đỏ đi kèm với các hiện tượng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng có thể là biểu hiện của một số bệnh dạ dày, đại tràng không quá nghiêm trọng như: 

  • Táo bón: Khiến phân bị mất nước nên cơ thể tiết ra nhiều chất nhầy hơn, đặc biệt là nhầy màu đỏ hồng. Các triệu chứng đi kèm bao gồm phân cứng, khó đại tiện.
  • Kiết lỵ: là bệnh nhiễm trùng lỵ trực khuẩn. Ngoài triệu chứng đi ngoài phân có nhầy thì biểu hiện đặc trưng của kiết lỵ là đi ngoài có lẫn máu, đau rát hậu môn. 
  • Nứt kẽ hậu môn: Táo bón lâu ngày, phân cứng khiến cho niêm mạc ở trực tràng bị rách từ đó gây tổn thương hậu môn.
  • Rò hậu môn: Là biến chứng do áp xe ở vùng hậu môn mạn tính, bệnh đi kèm với một số dấu hiệu như ngứa ngáy hậu môn, phân nhầy màu hồng hoặc đỏ. 
  • Trĩ: Do hậu môn phải chịu sức căng lớn, co giãn trong một khoảng thời gian dài gây ra các búi trĩ. Người bệnh sẽ có biểu hiện đau rát hậu môn, sờ vào thấy cục và đi ngoài thấy phân có nhầy màu hồng đỏ. 

Chất nhầy màu vàng

Đi ngoài phân có nhầy màu vàng với tần suất và số lượng ít thường không nghiêm trọng nhưng nếu xảy ra liên tục thì có thể là dấu hiệu đặc trưng nhất của hội chứng ruột kích thích và viêm loét đại tràng. 

Hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng tiêu hóa thường gặp, hiện tại chưa phát hiện ra nguyên nhân chính xác gây bệnh cũng không có phương thuốc điều trị dứt điểm nên người bệnh phải sống chung với nó cả đời. Biểu hiện rõ nhất của bệnh là đau bụng, khó chịu vùng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón lẫn với chất nhầy. 

Một số biểu hiện đi kèm là mệt mỏi chán ăn, chướng bụng, đau lưng, cảm giác no sớm. Triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm, không gây khó chịu khi người bệnh kiên trì dùng thuốc được bác sĩ kê đơn. 

Đối với người mắc viêm loét đại tràng, đây là bệnh viêm mạn tính gây loét và chảy máu đại – trực tràng. Biểu hiện lâm sàng của người bệnh là rối loạn phân, đại tiện phân lỏng hoặc có nhầy nhiều lần trong ngày, phân có máu đỏ. Các triệu chứng ngoài tiêu hóa gồm đau khớp, sút cân, thiếu máu, đôi khi phù do suy dinh dưỡng. Điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ giúp đẩy lùi bệnh chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. 

Ngoài ra người bệnh khi phát hiện đi ngoài ra nhầy màu vàng có thể đối mặt với một số bệnh như:

  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn E. Coli, Campylobacter, Entamoeba xâm nhập và tấn công vào ruột già kích thích quá trình sản sinh chất nhầy, đặc biệt là nhầy màu vàng. Ba loại vi khuẩn này đều gây ra các triệu chứng giống nhau, khó phân biệt dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Cần phải làm xét nghiệm mới biết được kết quả chính xác.
  • Tình trạng viêm: 

–  Bệnh Crohn: là bệnh viêm ruột ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa của, các triệu chứng ban đầu bao gồm tiêu chảy hoặc mệt mỏi .

–  Viêm đại tràng: giống như bệnh Crohn, viêm đại tràng gây viêm ở ruột già hoặc trực tràng

–  Bệnh Celiac: gây tổn thương ruột kết dẫn đến chứng viêm niêm mạc và teo nhung mao, kém hấp thu. Không chỉ đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, người bệnh có thể bị tiêu chảy và đầy hơi.

– Hội chứng ruột kích thích: khiến cho ruột già tiết ra nhiều chất nhầy dẫn đến việc đi ngoài ra nhầy màu vàng

  • Tắc ruột gây cản khí, chất lỏng, chất rắn từ trên di chuyển xuống bên dưới khiến cho người bệnh bị chướng bụng, nôn mửa và đi ngoài ra chất nhầy màu vàng. 
  • Ung thư:

– Ung thư hậu môn: gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy hậu môn, chảy máu trực tràng và tiết nhiều dịch nhầy ở hậu môn

– Ung thư ruột kết: đặc trưng của bệnh này là có máu lẫn trong chất thải, đi ra ngoài dịch nhầy vàng và thiếu máu. Bệnh này rất khó chẩn đoán do các triệu chứng diễn tiến chậm

Nếu phát hiện đi ra ngoài ra chất nhầy màu vàng lẫn máu, đau vùng bụng và hậu môn thì nên đi khám ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn. 

Chất nhầy màu trắng đục

Chất nhầy màu trắng trong phân rất khó để nhận biết vì màu sắc phân biệt không rõ ràng. 

Lượng nhầy màu trắng đục thỉnh thoảng mới xảy ra và lượng ít thì không cần phải quá lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu của cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Lúc này cơ thể tăng cường tiết nhầy để chống lại sự thiếu hụt nước cho các bộ phận, đặc biệt là ở ruột non. Cơ thể bị mất nước dẫn đến đi ngoài phân có nhầy thường đi kèm với các triệu chứng da xanh xao, sút cân, cơ thể suy kiệt. 

Nếu người bệnh đi ngoài phân có nhầy liên tục với số lượng nhiều thì cần đến khi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác. Thường các bệnh gây ra đi ngoài phân nhầy trắng đục là một trong số những nhóm bệnh như: 

  • Bệnh trĩ
  • Táo bón 
  • Rò hậu môn
  • Ung thư hậu môn trực tràng
  • Viêm loét đại tràng
  • Hội chứng ruột kích thích

Chất nhầy màu xanh 

Đi ngoài có nhầy màu xanh là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 1 – 6 tháng. Nguyên nhân chính là do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên bị rối loạn tiêu hóa. Hoặc có thể bé đang gặp các vấn đề liên quan đến đường hô hấp như sổ mũi, viêm đường hô hấp. 

Cha mẹ cần liên tục theo dõi hoạt động bài tiết của trẻ để phát hiện bất thường. Nếu sau một vài ngày không có chuyển biến thì nên đưa đến bệnh viện kiểm tra để có phương án điều trị kịp thời 

Chất nhầy màu nâu

Đi ngoài ra chất nhầy màu nâu là triệu chứng có thể xảy ra với một số bệnh lý nêu trên như: 

  • Táo bón
  • Bệnh trĩ
  • Viêm loét đại tràng
  • Nứt hậu môn
  • Ung thư hậu môn
  • Viêm ruột
  • Tắc ruột
  • Polyp trực tràng

Triệu chứng này cũng xảy ra ở trẻ em khiến cho người lớn vô cùng hoang mang lo lắng. Ngay khi cơ thể xuất hiện tình trạng đi ngoài có chất nhầy màu bất thường tạm thời đừng quá lo lắng. Trước tiên hãy thử thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện các vấn đề về đường tiêu hóa. Khi thay đổi chế độ ăn uống mà màu sắc nhầy trong phân không cải thiện thì nên đến khám bệnh tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.

Phương pháp điều trị khi đi ngoài kèm chất nhầy

Phương pháp tự khắc phục tại nhà khi đi ngoài kèm chất nhầy

Đối với những trường hợp đi ngoài có nhầy ở tình trạng nhẹ có thể tự khắc phục tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng kết hợp với bài thuốc dân gian:

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Trong trường hợp tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng hãy áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện triệu chứng đi ngoài ra nhầy một cách hiệu quả.  

  • Uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày hoặc các dạng chất lỏng khác như nước hoa quả, nước rau
  • Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn sữa chua hoặc các chất bổ sung có chứa men vi sinh giúp cân bằng hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng đi ngoài ra nhầy
  • Gia tăng các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm như rau củ có màu xanh đậm gồm súp lơ, rau cải. Tráng miệng bằng các loại quả mâm xôi, việt quất, dâu tây, và cho thêm gia vị như củ nghệ, gừng, tỏi.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cân bằng giữa chất xơ, tinh bột và chất béo

Các bài thuốc y học cổ truyền có thể dùng tại nhà

Đi ngoài ra nhầy là biểu hiện chung của rất nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, không có bài thuốc dân gian cụ thể nào có thể chữa được tất cả các bệnh này cùng lúc. Đối với trường hợp mắc bệnh nhẹ như táo bón, kiết lỵ hoặc trĩ giai đoạn đầu có thể áp dụng các bài thuốc sau: 

  • Trà dâm bụt: Cây dâm bụt có khả năng ức chế vi khuẩn E. Coli gây nhiễm trùng đường tiêu hóa. Người bệnh có thẻ lấy hoa dâm bụt phơi khô rồi xay nhuyễn thành bột mịn. Mỗi ngày lấy khoảng 15gr hòa với nước ấm uống trước khi ăn. Ngày uống 2 lần, uống liên tục đến khi triệu chứng thuyên giảm. 
  • Nước diếp cá: Bài thuốc này đem lại hiệu quả rất nhanh cho người bị trĩ, đi ngoài ra máu. Sau khi rửa sạch lá diếp cá cho vào máy xay hòa cùng với một chút nước, uống hỗn hợp trước khi ăn 1 tiếng đồng hồ.
  • Cỏ nhọ nồi: Theo Đông y, cỏ nhọ nồi tác dụng cầm máu, trị bệnh trĩ, kiết lỵ cực kỳ hiệu quả. Người bệnh đi ngoài ra phân nhầy dính máu có thể lá cỏ này giã nhuyễn cả rễ sau đó cho một chén rượu trắng để có hỗn hợp dịch đặc. Lấy nước uống còn bã đắp ở hậu môn. 
  • Rau sam: Có chứa nhiều chất nhầy, hàm lượng chất xơ cao giúp cân bằng hệ tiêu hóa, điều trị táo bón và đề phòng ký sinh trùng đường ruột. Lấy một nắm rau sam rửa sạch, giã lấy nước có thể thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống. Chỉ uống rau sam khi đói, mỗi ngày một lần và uống liên tục trong nhiều ngày.  
  • Hoa hòe: Các hợp chất trong hoa hòe các tác dụng củng cố độ bền thành mạch của trĩ, cải thiện tình trạng đi ngoài ra phân nhầy màu đỏ. Dùng nụ hoa hòe khô, địa du sao đen cùng rau diếp cá tươi rửa sạch đun với 500ml nước. Đun cho đến khi gần cạn thì tắt bếp, ngày uống 3 lần sau bữa ăn.

Các bài thuốc dân gian phải sử dụng lâu dài mới có hiệu quả nhưng không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để chuẩn bị công cụ và nguyên liệu để nấu thuốc mỗi ngày. Thay vào đó nhiều người lựa chọn một phương pháp thay thế hiệu quả – an toàn – lành tính hơn đó là thực phẩm chức năng. 

Có rất nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được nghiên cứu dựa trên bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị chứng đi ngoài có nhầy gây ra bởi hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng. Thực phẩm chức năng nguồn gốc thiên nhiên mang lại hiệu quả trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tật.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đại tràng, trong đó TPBVSK ANVIDA là lựa chọn được nhiều người tin tưởng. Sản phẩm được bào chế từ các nguyên liệu tự nhiên an toàn, có thể sử dụng hỗ trợ người bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa.

TPBVSK ANVIDA đại tràng chứa hỗn hợp cao khô gồm hoàng cầm, mộc hương, bạch truật, bạch thược, hoài sơn.

Đi ngoài có nhầy khi nào nên đi khám bác sỹ và các thuốc tây y thông dụng 

Khi phát hiện chất nhầy lẫn trong phân người bệnh nên bình tĩnh và quan sát tình trạng trong vài ngày. Hãy ghi lại thời điểm chất nhầy xuất hiện, ước lượng mật độ chất nhầy (kể cả khi lượng nhầy tiết ra nhiều hơn hay ít hơn so với trước đây). Nếu người bệnh có các dấu hiệu đi kèm như có máu trong phân, tiêu chảy, đau bụng, táo bón hoặc nôn mửa thì nên đi khám ngay lập tức. 

Dựa trên thông tin tiền sử và thăm khám người bệnh, các bác sĩ có thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài phân có nhầy để kê đơn điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị cụ thể của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về tình trạng đi ngoài có nhầy cũng như phương pháp điều trị nào thì hiệu quả với bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline miễn cước 1800 234 558 để được các chuyên gia của Anvida tư vấn cụ thể.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
Để lại số điện thoại của bạn để được tư vấn miễn phí
0 Tất cả bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anvida có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc