Đau quặn bụng không chịu nổi – 7 nguyên nhân bạn cần biết 

Thỉnh thoảng, bạn bị những cơn đau bụng quằn quại hành hạ đến mức không chịu nổi. Trong lúc này, đừng chỉ biết ôm bụng chịu đựng mà hãy tìm ra nguyên nhân bạn đau quặn bụng để biết cách xử lý kịp thời. Có 7 nguyên nhân gây đau quặn bụng đáng chú ý nhất do mắc một bệnh lý nào đó tại gan, dạ dày, ruột trong số rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Bài viết dưới đây chia sẻ những kiến thức đầy đủ về 7 nguyên nhân quan trọng nói trên.

Đau quặn bụng theo cơn do nguyên nhân nào gây ra?

Do sự ảnh hưởng của gan

Người mắc bệnh gan, đặc biệt là xơ gan thường có một số đặc điểm của rối loạn chức năng đường ruột có thể góp phần vào sự phát triển của các biến chứng xơ gan cũng như có ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe. Hơn nữa, rối loạn ruột và sự thay đổi bất thường trong vận chuyển đường ruột khiến chúng ta đau quặn có thể liên quan đến sự hiện tượng loạn khuẩn ruột.

Các triệu chứng tiêu hóa thường gặp ở bệnh gan là đau quặn bụng ở vùng dưới sườn phải, vàng da, phù chân, màu nước tiểu đậm… Nếu có những triệu chứng trên thì chắc chắn gan của bạn đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng như xơ gan, viêm gan, ung thư gan,…và cần đi khám ngay lập tức.

Do bệnh lý tại dạ dày

Tình trạng đau quặn bụng trên từng cơn có thể xảy ra do dạ dày bị co thắt gây nên. Một trong những nguyên nhân khiến dạ dày bị co thắt có thể do dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP – một loại vi khuẩn làm dạ dày bị tổn thương nặng nề. Nhiễm HP dạ dày và ngộ độc thực phẩm có các triệu chứng giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Các triệu chứng đó bao gồm tiêu chảy, đau quặn bụng trên rốn vùng mũi ức, bụng khó chịu nôn nao, đau cơ khớp

Bạn bị nhiễm vi khuẩn dạ dày HP  là do tiếp xúc gần gũi với người mang vi khuẩn, chẳng hạn như dùng chung thức ăn hoặc dụng cụ nhà bếp, như bát đũa, nĩa hoặc dao. Bạn cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn khi ăn uống thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Không giống như ngộ độc thực phẩm, vi khuẩn HP có thể lây lan dễ dàng lây từ người này sang người khác. Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét, ung thư dạ dày… cũng có thể gây ra các cơn đau quặn bụng.

Do hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý rối loạn chức năng đại tràng với biểu hiện thường gặp là đau quặn bụng dưới do đại tràng bị co thắt. Ngoài ra bệnh còn gây ra nên các triệu chứng khác như đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón… tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người. 

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thế kéo dài vài ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí là suốt đời vì không có liệu pháp nào có thể chữa trị triệt để. Nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày hay sử dụng các loại men vi sinh, thực phẩm chức năng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt. 

Hội chứng IBS gây ra các triệu chứng khác nhau đối với mỗi người, thậm chí có thể trái ngược nhau như tiêu chảy hoặc táo bón nên mỗi người phải tự tìm ra cho mình một chế độ ăn uống phù hợp nhất để kiểm soát bệnh.

Do bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm

Bạn cần đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, cụ thể là

Tình trạng đau quặn bụng cũng xảy ra với những người đang bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường tiêu hóa do môi trường sống, đặc biệt là khi bạn ăn thực phẩm bị nhiễm một số loại vi trùng. Các biểu hiện nhiễm khuẩn hay ngộ độc thực phẩm gồm:

  • Đau quặn bụng vùng quanh rốn
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Sốt cao

Sau khi tiêu thụ thức ăn có thể mất vài phút, vài giờ hoặc vài ngày thì các triệu chứng xuất hiện. Người lớn tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và người bị suy giảm hệ miễn dịch thường dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp không quá nghiêm trọng, có thể tự khỏi mà không cần đến bệnh viện. Chỉ trừ một vài trường hợp nhiễm trùng nhiễm độc nặng cấp tính với các triệu chứng rầm rộ thì sẽ phải đến viện cấp cứu.

Khi bị nhiễm khuẩn tiêu hóa, hãy nghỉ ngơi và tránh thức ăn có thể khiến rối loạn tiêu hóa nặng lên. Nếu bạn bị nôn mửa hoặc bị tiêu chảy nhiều, các chuyên gia khuyên rằng bạn hãy uống nhiều nước để tránh mất nước. Bạn cần đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, cụ thể là:

  • Sốt cao (nhiệt độ trên 38 độ C)
  • Dấu hiệu mất nước (tiểu ít, chóng mặt, khô ở miệng và cổ họng)
  • Tiêu chảy kéo dài liên tục và hơn vài ngày
  • Có máu trong phân

Do bị viêm ruột, tắc ruột 

Bệnh viêm ruột (IBD) gồm bệnh Crohn (CD) và viêm loét đại tràng (UC) cũng có thể gây đau quặn bụng. Tuy nhiên, các biến chứng đường ruột của bệnh Crohn và viêm loét đại tràng khác nhau vì các biểu hiện đặc trưng của viêm ruột ở hai bệnh này khác nhau. NHững điểm chung giữa 2 loại bệnh này đều là đau quặn bụng từng cơn kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, đi ngoài có máu, nhầy

Tuy nhiên các biến chứng đường ruột của IBD là do tình trạng viêm ruột nghiêm trọng, lan rộng, mãn tính hoặc vượt ra ngoài lớp lót bên trong (niêm mạc) của ruột. Trong khi viêm loét đại tràng chỉ liên quan đến ruột già (ruột kết), bệnh Crohn xảy ra trên khắp đường tiêu hóa, mặc dù phổ biến nhất ở phần dưới của ruột non (hồi tràng). 

Viêm ruột trong bệnh Crohn tổn thương liên quan đến toàn bộ độ dày của thành ruột, trong khi tình trạng viêm trong bệnh viêm loét đại tràng chỉ giới hạn ở lớp niêm mạc bên trong lòng đại tràng. Do đó, các biến chứng như nghẹt ruột, rò rỉ ở bệnh Crohn phổ biến hơn nhiều so với viêm loét đại tràng. 

Các chứng tắc ruột gây nên tình trạng tắc nghẽn phân, táo bón lâu ngày cũng gây ra nguy cơ bụng bị đau quặn cao. Khi có những dấu hiệu mắc bệnh viêm ruột, tắc ruột thì bạn nên đến bác sĩ thăm khám vì đường ruột bị tổn thương gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể. 

Do nhiễm giun

Giun là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau quặn bụng theo cơn mà bạn cần phải để ý. Giun đường ruột hay còn gọi là giun ký sinh là một trong những loại ký sinh trùng chủ yếu ở đường ruột. Ví dụ như: giun dẹp, giun đũa, giun kim và giun móc.. Ngoài đau quặn bụng thì giun còn gây ra các triệu chứng khác như:tiêu chảy, buồn nôn, thậm chí có thể gây ra kiết lỵ. Tình trạng này là do nhiễm nhiều giun nguyên nhân từ việc lâu không tẩy giun hay ăn những thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên hiện tượng này không quá nghiêm trọng, bạn chỉ cần mua thuốc tẩy giun về dùng kịp thời tình trạng bệnh sẽ được cải thiện ngay.

Do sự ảnh hưởng từ các bệnh liên quan đến phụ nữ

Đôi khi, có thể cảm thấy đau quặn bụng từng cơn ở bụng mặc dù nó phát sinh từ các cơ quan gần bụng, nhưng không phải bên trong khoang bụng, chẳng hạn như các tình trạng liên quan đến tử cung hoặc buồng trứng. Những nguyên nhân này có thể bao gồm các bệnh viêm vùng chậu, u xơ cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc các biến chứng liên quan đến thai nghén.

Đau quặn bụng từng cơn quanh rốn “tố cáo” bạn đang mắc vấn đề gì?

Đau quặn bụng từng cơn quanh rốn “tố cáo” bạn đang mắc vấn đề gì

Để giúp người bệnh dễ dàng nhận biết nguyên nhân gây ra tình trạng đau quặn bụng của mình, chuyên gia Anvida sẽ cung cấp một số kiến thức quan trọng nhất sau:

Đau quặn bụng trên rốn

Có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến bệnh lý gây ra đau bụng trên rốn. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đầy hơi trong đường ruột. Nhiễm trùng, tiêu chảy hay táo bón có thể sinh ra nhiều hơi trong đường ruột. Khi bị đầy hơi ruột tăng nhu động để đào thải khí ra ngoài thông qua hiện tượng trung tiện (xì hơi). Hiện tượng tăng nhu động này cũng có thể làm người bệnh thấy đau bụng quanh rốn.

Đau bụng cũng có thể bắt nguồn từ bệnh lý dạ dày hoặc thực quản ở vùng bụng trên. Một số bệnh liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Những triệu chứng thường thấy ở các bệnh dạ dày là ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đầy bụng, đau bụng vùng thượng vị… 

Ngoài ra, đau quặn trên rốn cũng có thể do một số loại thực phẩm khó tiêu làm dạ dày căng trướng gây nên triệu chứng đau bụng vùng thượng vị.

Đau quặn bụng dưới rốn

Tình trạng đau bụng quặn dưới rốn kèm theo triệu chứng tiêu chảy hay táo bón, rối loạn phân thì rất có khả năng người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích viêm ruột thừa, tắc ruột… 

Ngoài ra, đau vùng bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ quan sinh sản của phụ nữ có tổn thương, có thể mắc các bệnh như viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, u nang buồng trứng, thai kỳ, đau bụng kinh… Ngoài triệu chứng đau bụng người bệnh sẽ có các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, ra máu âm đạo bất thường, thăm khám sẽ phát hiện thêm các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác

Đau quặn bụng bên phải

Đau quặn bụng bên phải có thể là dấu hiệu liên quan đến một trong các bộ phận trong khu vực vùng bụng phải như gan, ruột non, ruột thừa, thận phải…

Nếu bị các bệnh liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan thì thường đau âm ỉ ở ổ bụng phải thường kèm theo một vài biểu hiện rối loạn tiêu hóa, vàng mắt vàng da, nước tiểu sẫm màu. Với người ung thư gan thì ngoài các triệu chứng như vàng mắt, vàng da người bệnh sẽ thấy giảm cân, suy nhược cơ thể trầm trọng…

Đau bụng bên phải, đặc biệt ở phía trên xuyên ra sau lưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có vấn đề về thận phải. Người bệnh cần thăm khám và điều trị bởi tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng như sỏi thận, viêm thận… Các triệu chứng khác như nước tiểu giảm, sưng phù tay chân, khó thở… cũng là dấu hiệu chứng tỏ thận của bạn đang có vấn đề.

Bên cạnh đó, đau quặn bụng dưới bên phải cấp tính kèm theo sốt nhẹ cũng là dấu hiệu có nguy cơ viêm ruột thừa rất cao. Nếu tình trạng này xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như đau âm ỉ, đau nhói khi ấn vào vùng bụng đưới, buồn nôn… bạn cần khẩn trương đến bệnh viện để thăm khám và chữa trị.

Đau quặn bụng giữa rốn

Triệu chứng đau quặn bụng giữa rốn cùng các triệu chứng đi kèm như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn… có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng. Tình trạng đau bụng này cũng có thể do bạn bị ngộ độc thực phẩm. nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Đau quặn bụng ở bất cứ vị trí nào cũng là tình trạng đáng báo động. Vì thế, bạn cần biết cách xử lý kịp thời để tránh những hậu quả nặng nề về sau

Đau quặn bụng từng cơn kèm tiêu chảy – cách xử lý tức khắc

Đau quặn bụng từng cơn quanh rốn kèm tiêu chảy là một triệu chứng cho thấy bạn đang gặp vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện này cho thấy có thể bạn mắc các bệnh như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, bệnh polyp đại trực tràng ở mức độ nghiêm trọng. Hoặc nó cũng xảy ra do cơ thể bạn bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hay tiêu thụ các nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn. 

Mặc dù đây là bệnh lý thường không quá nguy hiểm nhưng cũng cần được xử lý kịp thời. Đầu tiên với triệu chứng chảy liên tục nếu không kịp thời xử lý, cơ thể sẽ có nguy cơ bị mất nước, mất cân bằng điện giải và nặng có thể dẫn đến tử vong. Bạn nên bổ sung liên tục nước vào cơ thể để không bị mất nước. Bạn cũng có thể sử dụng thêm một số loại thuốc cầm tiêu chảy nếu tình trạng này diễn ra liên tục không có dấu hiệu dừng lại. Nếu hiện tượng này không tự cải thiện và chấm dứt thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Giải pháp “thiết thực” chữa trị và ngăn ngừa đau quặn bụng tái phát

Sau khi đã tìm hiểu được một số nguyên nhân gây nên tình trạng đau quặn bụng theo cơn, điều quan trọng nhất mà chúng ta phải làm là tìm cách chữa trị. Vậy đâu là Giải pháp “thiết thực” chữa trị và ngăn ngừa tình trạng này tái phát? 

Giải pháp chữa trị và ngăn ngừa đau quặn bụng tái phát

Sử dụng thuốc để chữa trị

Thuốc tây có chức năng điều trị cải thiện các triệu chứng nhanh, hiệu quả. Khi sử dụng thuốc tây để chữa trị thì bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc có thành phần chứa aspirin, ibuprofen…. Vì chúng có thể làm cơm đau bụng của bạn càng trầm trọng thêm.Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc tây bạn phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc dược sĩ. 

Ngoài ra để hỗ trợ điều trị tình trạng đau quặn bụng, bạn có thể sử dụng các bài thuốc đông y phổ biến. Một số vị thuốc Đông y có thể chữa đau quặn bụng là: gừng, mật ong, trà hoa cúc… Bạn có thể ngậm gừng trực tiếp hoặc pha trà để uống sẽ giúp làm dịu cơn đau quặn tức thời. Bạn có thể thêm mật ong vào trà gừng để tăng cường công dụng cho trà vì mật ong có tính kháng khuẩn, chống nhiễm trùng rất cao. Ngoài ra, uống trà hoa cúc cũng là một lựa chọn thông minh cho tình trạng đau quặn bụng của bạn.

Bên cạnh đó, sử dụng một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược cũng sẽ giúp tình trạng đau bụng không diễn biến kéo dài và giúp ngăn ngừa tái phát. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chính là một sự thay thế hoàn hảo cho các loại thuốc đông y cổ truyền vì đã ứng dụng khoa học công nghệ vào nghiên cứu sản xuất. So với thuốc tân dược thì có nhiều sản phẩm hiệu quả rất tốt lại an toàn vì thành phần hoàn toàn là thảo dược. 

TPBVSK Anvida đại tràng chính là lựa chọn tin cậy của những người bị viêm đại tràng hay ruột kích thích. Sản phẩm kết hợp 5 loại thảo dược tự nhiên được nghiên cứu bởi những chuyên gia y tế đầy kinh nghiệm, được chiết xuất bằng dây chuyền EECV hàng đầu từ Đức. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe này đã được rất nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng trong nhiều năm qua.

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt là điều quan trọng để cải thiện tình trạng đau quặn bụng cũng như ngăn ngừa nguy cơ phát sinh các bệnh lý khác. Điều này dễ dàng thực hiện nhưng các bạn phải có sự kiên nhẫn hàng ngày mới mang lại hiệu quả được. Vì thế, hãy thường xuyên:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, điều độ. Nên tránh sử dụng thức ăn nhanh, cây nóng, sản phẩm đóng hộp, đồ uống có chứa cồn, cafein… Thường xuyên xây dựng thực đơn sao cho đa dạng món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như có lợi cho hệ tiêu hóa.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày một cách điều độ lành mạnh, làm việc vừa phải, không thức khuya, luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, vui vẻ…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường thể chất và sức đề kháng.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần để kiểm soát bệnh tật hiệu quả, tránh để bệnh lâu dài sẽ khó chữa hơn.

Phẫu thuật nếu bạn được bác sĩ chẩn đoán mắc một số bệnh ngoại khoa 

Đau quặn bụng có thể do những bệnh lý nghiêm trọng như viêm ruột thừa, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, u nang buồng trứng… sinh ra nên đôi khi cần phải phẫu thuật để cắt bỏ. Việc chỉ định phẫu thuật hoàn toàn tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Sau khi phẫu thuật các bạn phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn uống sinh hoạt theo lời khuyên của bác sĩ để cơ thể sớm được phục hồi. 

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã biết được một số nguyên nhân có thể khiến bạn đau quặn bụng cũng như biết thêm một số cách giảm đau bụng quặn từng cơn rồi. Hy vọng các bạn sẽ biết có những biện pháp xử lý kịp thời để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về sản phẩm giúp điều trị các triệu chứng đau bụng đang gặp phải thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 1800 234 558. Đội ngũ chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn 24/24 giờ. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *