Kiến thức bệnh học

Đau đại tràng – Dấu hiệu “vàng” cảnh báo các bệnh đại tràng

Hầu như ai trong chúng ta đều đã từng nghe qua căn bệnh đau đại tràng và cũng không ít người đã phải trải qua cảm giác này. Vậy nguyên nhân đau đại tràng là do đâu? Đau đại tràng là đau ở vị trí nào? Biểu hiện ra sao? Hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để lắng nghe những chia sẻ đến từ các chuyên gia về vấn đề sức khỏe này nhé!

Mục lục

Đau đại tràng là gì?

Đại tràng hay còn được gọi là ruột già – là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, có chiều dài khoảng 1,2m – 1,5m. Nhiệm vụ chính của đại tràng là tham gia quá trình tái hấp thu điện giải, tổng hợp vitamin, nước từ thức ăn thừa được ruột non đẩy xuống. Sau đó sẽ tạo thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và đưa xuống hậu môn và đưa ra bên ngoài.

Đau đại tràng được hiểu là hiện tượng đại tràng xuất hiện các cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt, kèm theo đại tiện phân lỏng, sốt nhẹ gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Do đại tràng có hệ vi khuẩn cực kì lớn, đây chính là yếu tố nguy cơ khiến đại tràng dễ bị nhiễm khuẩn, kí sinh trùng dẫn đến chứng đau đại tràng do viêm đại tràng. Các cơn đau xảy ra khi lớp niêm mạc lót phía bên trong của đại tràng bị tổn thương gây rối loạn hoạt động của đại tràng.

5 dấu hiệu điển hình của bệnh viêm đại tràng

Mỗi người sẽ có sự phối hợp các triệu chứng khác nhau
Mỗi người sẽ có sự phối hợp các triệu chứng khác nhau

Tình trạng bệnh viêm đại tràng điển hình bởi triệu chứng đau bụng, thay đổi tính chất phân, đại tiện nhiều lần, đầy bụng khó tiêu tuy nhiên ở mỗi bệnh nhân sẽ xảy ra với mức độ đau và có sự phối hợp các triệu chứng khác nhau. Sau đây là 5 triệu chứng điển hình của căn bệnh đại tràng này.

Đau bụng

Đau bụng là dấu hiệu gặp hầu hết ở những người bị đau đại tràng. Bệnh nhân sẽ phải phải trải qua những cơn đau xuất hiện bất thường, âm ỉ, đôi khi lại dữ dội, cảm giác như kim châm. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi và óc ách rất khó chịu.

Thay đổi tính chất phân

Người bị đau đại tràng thường đi ngoài phân lỏng hoặc rắn, phân nát, không thành khuôn, phân có mùi tanh, khó chịu. Thậm chí, trong phân có lẫn dịch mủ hoặc máu.

Đại tiện nhiều lần

Số lần đại tiện của những bệnh nhân đau đại tràng trong ngày tăng bất thường khoảng 6 – 7 lần so với bình thường. Đồng thời, bệnh nhân thường có cảm giác muốn đi đại tiện tiếp ngay sau khi vừa mới đi xong. Sau khi đi đại tiện xong người bệnh thường cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Việc đi đại tiện nhiều lần này gây ra những phiền toái không nhỏ cho người bệnh và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của họ.

Đầy hơi, khó tiêu

Đầy hơi, khó tiêu là một trong những triệu chứng cũng rất hay gặp ở người bệnh đại tràng. Bệnh nhân có cảm giác đầy hơi, căng tức ở vùng bụng, khó tiêu, không muốn ăn uống. Đặc biệt, triệu chứng này thường có xu hướng tăng lên sau khi ăn các món lạ hay uống nhiều bia, rượu…

Mệt mỏi, sút cân

Mệt mỏi, sụt cân là tình trạng của đa số bệnh nhân bị đau đại tràng
Mệt mỏi, sụt cân là tình trạng của đa số bệnh nhân bị đau đại tràng

Thường xuyên phải đối mặt với cảm giác đau bụng âm ỉ, kèm theo rối loạn về tiêu hóa, đầy hơi khó tiêu khiến cho người bệnh mệt mỏi, ăn không ngon miệng, tinh thần giảm sút. Vì vậy, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sụt cân là tình trạng của đa số bệnh nhân bị đau đại tràng.

Vị trí đau đại tràng

Cơn đau đại tràng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau ở vùng bụng do có cấu tạo giải phẫu của đại tràng gấp khúc và chia thành nhiều phần. Cơn đau đại tràng hay xuất hiện dọc theo khung đại tràng, ở vị trí nửa khung đại tràng trái và cả hai hố chậu phải trái.

Căn nguyên chính dẫn đến đau đại tràng

Theo các chuyên gia về tiêu hóa, tình trạng đau đại tràng có thể khởi nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Do táo bón

Táo bón là trạng thái phân khô cứng, người bệnh buồn mà không đi đại tiện được, phải dùng nhiều sức để rặn mạnh, thời gian đi lâu, nhiều ngày mới đi một lần và số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần.

Cơn đau đại tràng có thể bắt nguồn do tình trạng táo bón. Nguyên nhân được xác định là do khi táo bón lâu ngày khiến cho khuôn phân quá lớn và cứng dẫn đến việc đại tiện trở nên khó khăn. Cơn đau do táo bón thường tập trung ở vùng bụng dưới bên trái, phía dưới bụng. Tình trạng đau ở mỗi bệnh nhân cũng khác nhau, có người đau âm ỉ, có người đau quặn thắt. Thậm chí, tình trạng này còn là nguyên nhân dẫn đến các vết rách ở niêm mạc hậu môn, khiến chảy máu và đau khi đi đại tiện.

Do tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa rất hay gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra như ăn uống không hợp vệ sinh, nhiễm khuẩn đường ruột, hội chứng ruột kích thích… Cơn đau bụng do tiêu chảy gây ra thường đau âm ỉ hoặc co thắt khiến bụng đau quặn, dẫn đến đau đại tràng. Không chỉ vậy, phân lỏng cũng là yếu tố gây kích ứng hậu môn, làm cho bệnh nhân có cảm giác bị châm chích và đau rát khu vực này.

Tiêu chảy gây mất nước nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, nếu tình trạng táo bón kéo dài cần phải đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị không nên chủ quan.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc có thể gọi là viêm đại tràng co thắt. Đây là tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng đến đại tràng. Hội chứng này có thể dẫn đến các cơn đau dạ dày, đau quặn ở đại tràng và đặc biệt là khi đi tiêu. Đi kèm với cơn đau bụng là một số triệu chứng khác như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, phân có lẫn chất nhầy.

Đa số các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng cách sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh cũng như làm giảm sự khó chịu cho người bệnh.

Viêm túi thừa gây đau đại tràng

Viêm túi thừa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Đây là tình trạng sưng và đỏ xuất hiện ở các túi thừa bên trên thành đại tràng, khi thành đại tràng bị yếu và phình ra tạo thành các túi nhỏ. 

Không chỉ gây đau bên trong hoặc xung quanh đại tràng mà viêm túi thừa còn gây phân lỏng, có máu, tiêu chảy, đau quặn vùng bụng dưới, sốt buồn nôn và nôn.

Viêm túi thừa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên khi có triệu chứng nên đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt.

Viêm đại tràng

Đây là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở phần niêm mạc đại tràng với những mức độ khác nhau. Viêm đại tràng là một nhóm bệnh lý bao gồm: Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn (hội chứng ruột kích thích khác gây ảnh hưởng đến toàn bộ đường tiêu hóa), viêm đại tràng do nhiễm trùng, viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ, viêm đại tràng do phóng xạ, viêm đại tràng vi thể.

Người bệnh thường xuyên phải trải qua những cơn đau đại tràng và tình trạng rối loạn tiêu hoá rất khó chịu. Ngoài ra, còn kèm theo một số triệu chứng khác như tiêu chảy, táo bón, phân có lẫn mủ hoặc máu, nhu cầu đi đại tiện tăng… Nguyên nhân bắt nguồn từ việc thói quen ăn uống thiếu vệ sinh hoặc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Viêm đại tràng nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị hợp lý sẽ có thể chữa khỏi. Ngược lại, nếu tình trạng này kéo dài, các tổn thương lan rộng  sẽ gây khó khăn trong việc điều trị.

Nhóm đối tượng có nguy cơ đau đại tràng cao

Cơn đau đại tràng có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta, đặc biệt những đối tượng sau thường có nguy cơ cao hơn:

  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích.
  • Ăn uống không đảm bảo vệ sinh, hay ăn các thực phẩm sống, chưa qua chế biến.
  • Hay bị căng thẳng, stress.
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm kéo dài. Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới đường ruột và lớp niêm mạc đại tràng.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh đường ruột như bệnh Crohn, loét nội mạc ruột già…

Lời khuyên của chuyên gia dành cho người đau đại tràng

Những cơn đau đại tràng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và tinh thần của người bệnh. Để có thể kiểm soát cơn đau đại tràng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng các chuyên gia thường đưa ra một số lời khuyên dành riêng cho bệnh nhân đau đại tràng như sau:

Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân hàng đầu và cũng là tác nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh lý về tiêu hóa nói chung và bệnh đau đại tràng nói riêng. Vì vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống đối với người bị đau đại tràng là vấn đề mang tính cấp thiết. Theo các chuyên gia:

  • Hạn chế các thực phẩm như thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, đường và rượu, cà phê.
  • Tránh xa thuốc lá.
  • Bổ sung chất xơ, hoa quả tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn chín uống sôi.
  • Không ăn các loại thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng…

Điều chỉnh sinh hoạt

Nên tập một số bài tập thể dục phù hợp với thể trạng của mình để tăng cường sức khỏe thay vì liên tục để đầu óc liên tục căng thẳng với công việc, áp lực xã hội

Một lối sống căng thẳng và ít vận động cũng là yếu tố góp phần làm bệnh đại tràng trầm trọng thêm. Do vậy, điều quan trọng là tìm cách thư giãn và dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi. Thay vì liên tục để đầu óc liên tục căng thẳng với công việc, áp lực xã hội thì nên phân bố quỹ thời gian khoa học, dành thời gian thư giãn hợp lý. 

Đồng thời bạn nên tập một số bài tập thể dục phù hợp với thể trạng của mình để tăng cường sức khỏe và giúp các cơ trong cơ thể luôn duy trì hoạt động.

Kiểm tra việc sử dụng thuốc

Theo các chuyên gia việc sử dụng một số thuốc kháng sinh, kháng viêm dài ngày là tác nhân gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, ảnh hưởng hệ tiêu hóa và là nguyên nhân gây đau đại tràng. Do vậy, cần thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các men tiêu hóa để bổ sung men vi sinh và lợi khuẩn cho ruột.

Bên cạnh những giải pháp kể trên, các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị làm giảm cơn đau đại tràng. 

Trên đây là một số kiến thức liên quan đến hiện tượng đau đại tràng bao gồm những dấu hiệu điển hình, nguyên nhân gây đau đại tràng, cách xử tríphòng ngừa khi bị đau đại tràng. Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn về vấn đề của mình. 

Nếu bạn đọc đang gặp vấn đề về căn bệnh này hoặc loay hoay chưa tìm được cách chữa hiệu quả, hãy liên ngay chúng tôi theo số hotline miễn cước 1800 234 558 để được các chuyên gia đến từ Anvy tư vấn cụ thể, chi tiết hơn. Chúc bạn đọc sức khỏe!

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
Để lại số điện thoại của bạn để được tư vấn miễn phí
0 Tất cả bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anvida có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc