Đau bụng – Nhiều nguy cơ nguy hiểm tiềm ẩn không được chủ quan

Đau bụng là một tình trạng rất phổ biến, ai trong chúng ta chắc hẳn đều đã trải qua cảm giác này. Đau bụng đa phần thường là triệu chứng đơn giản nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn phía sau. Tùy vị trí đau bụng ví dụ như đau bụng trên rốn, đau bụng dưới rốn, đau bụng bên phải, đau bụng bên trái… mà nguyên nhân có thể là từ bệnh lý hay vấn đề gì. Hãy cùng các chuyên gia đến từ ANVY tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé.

Đau bụng là gì?

Ổ bụng là một khoang của cơ thể, trong đó chứa nhiều cơ quan. Ổ bụng được xác định nằm dưới khoang ngực và phía trên khung chậu, giới hạn trên cơ hoành và giới hạn dưới là lỗ vào khung chậu. Ổ bụng được chia làm 2 vùng chính là vùng thượng vị (vùng trên rốn) và vùng hạ vị (vùng dưới rốn).

Đau bụng là cảm giác đau hay khó chịu xuất phát ở phần bụng dưới xương sườn và trên xương chậu, xảy ra khi các cơ quan trong ổ bụng gặp vấn đề. 

Tuy cùng là một cơn đau bụng nhưng mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau tùy nguyên  nhân, có người cảm thấy đau nhói từng cơn, đau bụng dữ dội, đau quặn bụng hoặc đau bụng âm ỉ hay đau bụng theo từng cơn. Đây là một tình trạng rất dễ gặp và đa số là bình thường nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, không nên chủ quan.

Các nguyên nhân chính dẫn đến đau bụng

Đau bụng
Các nguyên nhân gây đau bụng?

Đau bụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến những cơn đau bụng khó chịu của bạn:

  • Các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày…
  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Dị ứng thực phẩm, ngộ độc thực phẩm.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • Táo bón.
  • Tiêu chảy.
  • Căng thẳng, stress.
  • Bệnh Crohn (viêm ruột dưới).
  • Hội chứng không dung nạp glucose.
  • Sỏi mật, sỏi thận…

Phân biệt các dạng đau bụng hay gặp nhất

Đau bụng có thể xảy ra khu trú ở những vị trí nhất định. Tùy theo vị trí và mức độ của cơn đau có thể chẩn đoán đau bụng do nguyên nhân gì và có những hướng điều trị cụ thể. Dưới đây là một số vị trí đau bụng điển hình:

Đau giữa bụng

Đây là vị trí đau khiến người bệnh rất hoang mang vì phần giữa bụng là nơi có nhiều cơ quan của hệ tiêu hóa khu trú nhất. Nếu cơn đau bụng hơi lệch lên trên (từ giữa bụng đến mũi ức) kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu… thì rất có thể người bệnh đang gặp các vấn đề về dạ dày

Đau chính giữa bụng và chuột rút đi kèm theo tiêu chảy, mệt mỏi, sốt và giảm cân có thể là biểu hiện của bệnh viêm ruột

Ngoài ra, đau bụng kèm theo cảm giác nôn mửa, tiêu chảy và khó đại tiện thì nên cẩn thận với chứng tắc nghẽn ruột non.

Đau bụng trên rốn

Vùng trên rốn hay còn gọi là vùng thượng vị, đây là vị trí dưới mũi xương ức. Nếu người bệnh có cảm giác đau tức, đau rát hoặc đau âm ỉ, đau quặn, đau cả khi đói và sau khi ăn ở vị trí này thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý dạ dày.

Có rất nhiều bệnh lý dạ dày dẫn đến cơn đau trên rốn kiểu dạ dày. Nếu gặp các biểu hiện như trên người bệnh nên đi khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.  

Đau bụng dưới rốn

Cơn đau bụng dưới rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang gặp một trong các vấn đề sức khỏe sau:

Bệnh ở phụ nữ: 

  • U xơ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, viêm phần phụ, u nang buồng trứng xoắn… Với những bệnh lý này cơn đau bụng xuất hiện ở vùng bụng dưới rốn với đặc điểm thường không có tính chu kỳ. Ngoài hiện tượng đau bụng có thể đi kèm các biểu hiện ra máu bất thường, rối loạn kinh nguyệt…
  • Đau bụng kinh cơn đau âm ỉ, xuất hiện vào chu kỳ kinh thì gọi là đau bụng kinh. Tình trạng đau bụng kinh thường sẽ đau mạnh vào ngày đầu và giảm dần vào các ngày tiếp theo, theo lượng máu kinh. Nguyên nhân là do cơ tử cung co bóp để có thể tống hỗn hợp máu kinh ra bên ngoài.
Nguyên nhân đau bụng kinh là do cơ tử cung co bóp để có thể tống hỗn hợp máu kinh ra bên ngoài
Nguyên nhân đau bụng kinh là do cơ tử cung co bóp để có thể tống hỗn hợp máu kinh ra bên ngoài

Bệnh về hệ tiết niệu:

  • Sỏi niệu quản, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu… Bệnh nhân thường xuyên xuất hiện những cơn đau bụng dưới, có thể âm ỉ, có khi lại đau quặn theo từng cơn kèm đái buốt, tiểu nhiều, tiểu ra máu hoặc đái ra sỏi. Đặc điểm cơn đau thường ở vùng bụng dưới đau xuyên ra sau lưng, kèm theo đau thắt lưng.
  • Hội chứng ruột kích thích hay còn được gọi là đau đại tràng: Các bệnh lý về đại tràng thường xuất hiện bằng những cơn đau bụng dưới kèm theo một số triệu chứng điển hình khác như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi… Các triệu chứng trở nên rõ rệt hơn sau khi ăn các thức ăn có tính kích thích với đại tràng (ví dụ như đồ ăn tanh, lạnh…) hay tâm lý căng thẳng.
  • Táo bón: chế độ ăn uống thiếu chất xơ, lười vận động là yếu tố chính dẫn đến tình trạng táo bón. Bệnh nhân thường rất khó khăn trong việc đi đại tiện, phân khô cứng, thời gian đi đại tiện kéo dài, xuất hiện cơn đau bụng dưới do áp lực đẩy phân ra ngoài. Bệnh thường gặp ở người già hay người trẻ hơn với chế độ ăn uống thiếu chất xơ, lười vận động gây nên tình trạng táo bón
  • Viêm tuyến tiền liệt: hiện tượng này gây đau vùng bụng dưới đi kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, đau quanh gốc dương vật, tiểu khó, đau khi đi tiểu, tinh dịch có máu kèm theo.

Đau bụng ngang rốn

Đau bụng ngang rốn thường bắt nguồn từ các bệnh của hệ tiêu hóa gây ra như:

  • Hội chứng ruột kích thích: đau bụng xung quanh rốn dai dẳng kèm theo các triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa liên quan nhiều đến hiện tượng kích thích với các loại thức ăn hoặc tâm lý căng thẳng stress.
  • Viêm đại tràng: Là hiện tượng đại tràng bị viêm khiến người bệnh sẽ có triệu chứng đau bụng dọc theo khung đại tràng, đau ngang rốn bên trái, đau ngang rốn bên phải, cơn đau quặn theo từng cơn, mót rặn và tình trạng đau giảm khi đi ngoài được.
  • Ngộ độc thực phẩm hay tiêu chảy cấp: là tình trạng bụng xuất hiện cơn đau đột ngột, dữ dội, đau quặn lên kèm theo tiêu chảy, mót rặn để đào thải độc tố ra bên ngoài.

Đau bụng trên bên phải

Nếu xuất hiện những cơn đau bụng ở vùng hạ sườn phải kèm theo biểu hiện như chán ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, đầy bụng thì nên đi kiểm tra sức khỏe ngay. Vì rất có thể đây là các triệu chứng do các bệnh lý liên quan đến gan, mật gây ra.

  • Đau bụng bên phải là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan. Cơn đau thường xảy ra ở mức độ nhẹ, âm ỉ tại ổ bụng phải. Các trường hợp bệnh tiến triển nặng có thể kèm triệu chứng khác như sụt cân không rõ nguyên nhân, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, suy nhược,…
  • Nếu cơn đau dữ dội vùng bụng bên phải, vị trí đau lan sang cả giữa bụng và xuyên ra sau lưng thì có thể bệnh nhân bị viêm túi mật hoặc viêm tụy, loét tá tràng.
  • Đau thận phải: Đau lưng bên phải và lan rộng sang vùng bụng thì đây là dấu hiệu của chứng đau thận phải. Đây là triệu chứng một số bệnh lý nghiêm trọng gồm sỏi thận, viêm bể thận…

Đau bụng dưới bên phải

Đau bụng quanh rốn là triệu chứng điển hình nhất cảnh báo sớm bệnh viêm ruột thừa
Đau bụng quanh rốn là triệu chứng điển hình nhất cảnh báo sớm bệnh viêm ruột thừa

Đau bụng quanh rốn, đau bụng bên phải phía dưới là triệu chứng điển hình nhất cảnh báo sớm bệnh viêm ruột thừa. Đây là bệnh lý có yếu tố ngoại khoa cần được khám và xử trí kịp thời, tránh dẫn đến tình trạng vỡ ruột thừa và các biến chứng nguy hiểm hơn đôi khi có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Một số triệu chứng giúp nhận biết chính xác bệnh viêm ruột thừa như:

  • Đau âm ỉ tại vùng bụng dưới bên phải (hay còn gọi là hố chậu phải), đau dữ dội hơn về các đợt sau.
  • Đặc biệt đau thắt, đau nhói khi bệnh nhân vận động mạnh, ho kèm theo sốt.
  • Cảm giác đau nhói, quặn thắt tại vùng bụng bên phải phía dưới.
  • Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa và phình bụng. Có thể có sốt nhẹ

Đau bụng trên bên trái

Vùng bụng bên trên được xác định từ rốn trở lên đến phần xương ức. Bụng trên bên trái là khu vực hoạt động của một số cơ quan như thận trái, tụy hoặc dạ dày. Do vậy, nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng trên bên trái có thể các cơ quan này đang gặp vấn đề.

  • Bệnh nhân mắc bệnh thận sẽ có cảm giác lưng trái đau nhói – dấu hiệu rõ rệt nhất. Ngoài ra, còn gặp khó khăn trong quá trình vận động, di chuyển do cơn đau lan sang vùng bụng trên bên trái. Đồng thời, người bệnh còn có một vài biểu hiện khác như sốt cao hoặc biến đổi nước tiểu như đi tiểu đục hoặc tiểu ra máu.
  • Trong trường hợp đau dạ dày, ngoài cảm giác đau vùng bụng bên trái âm ỉ còn có hiện tượng nóng rát vùng mũi ức, thượng vị và xuất hiện cơn đau dữ dội.
  • Các bệnh lý tụy tạng cũng có thể dẫn đến những cơn đau bụng bên trái phía trên. Khi đó, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau quằn quại ở vùng lưng và bụng trên. Đi kèm là một số triệu chứng khác như chướng bụng, buồn nôn, phân có mỡ và mùi tanh khó chịu,…

Đau bụng dưới bên trái

Bụng dưới bên trái là vị trí khu trú của cơ quan tiêu hóa và bài tiết. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau bụng phía dưới bên trái là rối loạn tiêu hóa, kèm theo các cơn đau bụng quằn quại, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm.

Bên cạnh đó, bệnh lý liên quan đến bàng quang cũng có thể dẫn đến tình trạng đau bụng bên trái phía dưới. Bệnh nhân đau bụng dưới bên trái kèm theo đau buốt khi đi vệ sinh, tiểu tiện nhiều lần, đôi khi có lẫn máu.

Một số trường hợp khác, đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét trực tràng, đại tràng hay sỏi tiết niệu.

Đau bụng khi nào cần đến gặp bác sĩ ?

Mặc dù đau bụng là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống, đa số không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đau bụng là triệu chứng cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Do đó, nếu có các triệu chứng sau hãy đến ngay các trung tâm y tế để kiểm tra và phát hiện ra bệnh sớm:

  • Đau bụng âm ỉ, cơn đau kéo dài không dứt.
  • Đau mức độ nặng, tái phát hoặc liên tục ngày càng nặng hơn.
  • Đau nhói ở phần bụng dưới phải có thể bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp, trong vòng 24h cần phải được phát hiện và can thiệp kịp thời.
  • Đau bụng kèm theo các triệu chứng khác như thở gấp, chóng mặt, nôn, sốt cao, xuất huyết.

Theo các chuyên gia với những người bị đau bụng kéo dài thì tốt nhất nên đi thăm khám tìm ra nguyên nhân gây đau bụng, để điều trị dứt điểm. Đặc biệt, với những bệnh nhân đau bụng do bệnh lý đại tràng cần điều trị sớm, không nên chủ quan. Bạn nên tuân thủ đầy đủ liệu trình sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Nếu việc sử dụng thuốc tây không đỡ hoặc bạn còn ngần ngại không muốn sử dụng thuốc tây vì nhiều tác dụng phụ thì việc lựa chọn các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị các bệnh lý đại tràng từ thảo dược là một lựa chọn rất hiệu quả và an toàn. 

Có thể kể đến một sản phẩm rất điển hình là Anvida. Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng từ thảo dược được các chuyên gia đánh giá cao hiện nay với các lý do sau:

Anvida là sản phẩm hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng từ thảo dược

  • Anvida giúp hỗ trợ người dùng giảm các biểu hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần hàng ngày, đi ngoài phân lỏng nát xen kẽ, thoát khỏi mọi phiền toái do các vấn đề tiêu hóa do bệnh lý viêm hay rối loạn chức đại tràng.
  • Sản phẩm 100% từ thảo dược, có hàm lượng hoạt chất cao gấp nhiều lần thông thường. Toàn bộ dược liệu được chiết xuất bởi công nghệ tiêu chuẩn Đức EECV chiết xuất được hàm lượng hoạt chất cao, giúp cải  thiện nhược điểm tác dụng chậm của thảo dược.
  • Anvida Tuyệt đối an toàn cho người dùng và không gây nhờn khi sử dụng lâu dài.

Những kiến thức về triệu chứng đau bụng mà chúng tôi cung cấp bên trên hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các vấn đề sức khỏe liên quan đến hiện tượng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu nào cần được tư vấn rõ hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline 1800 234 558 để được hỗ trợ và giải đáp.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *