Đau bụng đi ngoài liên tục – Tất tật những điều nên biết!

Đau bụng đi ngoài là một biểu hiện không hiếm gặp. Có thể bạn chỉ bị đau bụng đi ngoài trong thời gian ngắn rồi hết do liên quan đến thực phẩm. Tuy nhiên khi bị đau bụng đi ngoài liên tục thì lại là một dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang bị mắc một bệnh cụ thể nào đó. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này, làm sao để biết mình đang mắc bệnh gì và làm thế nào để khắc phục nó? Hãy cùng các chuyên gia Anvy tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Đau bụng đi ngoài nhiều lần có nguy hiểm không?

Đau bụng kèm theo đi ngoài liên tục là tình trạng một người đi đại tiện (quá trình loại bỏ chất thải trong đường ruột) nhiều hơn bình thường kèm rối loạn phân dạng tiêu chảy. Trung bình người có cơ thể khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động ổn định thường đi ngoài 1 lần/ngày. Nếu bạn đi ngoài nhiều hơn 3 lần mỗi ngày chứng tỏ bạn đã có vấn đề về đường ruột cần phải xem xét lại. 

Đau bụng đi ngoài có có thể xảy ra bởi những nguyên nhân tức thời như sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn quá nhiều một lúc, ăn thức ăn bị dị ứng hay căng thẳng, stress… Sau khi đi ngoài vài lần hoặc chữa bằng những phương pháp đơn giản có thể hết ngay. Hiện tượng này không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng nên phòng ngừa để tránh tổn hại đến sức khỏe cũng như làm gián đoạn sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.

Khi bị đau bụng đi ngoài liên tục là dấu hiệu bạn có thể đang mắc phải những bệnh lý cụ thể với các cơ quan trong ổ bụng. Tùy thuộc là bệnh gì mà hiện tượng này có nguy hiểm hay không. Lúc này bạn cần được thăm khám đầy đủ để tìm ra nguyên nhân.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?

8 nguyên nhân gây ra việc đau bụng đi ngoài phổ biến nhất

Đau bụng đi ngoài xảy ra với nhiều nguyên nhân. Sau đây là 8 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra triệu chứng này.  

Đau bụng do nhiễm trùng

Viêm dạ dày ruột

Đau bụng đi ngoài có thể là triệu chứng cho thấy dạ dày và ruột do nhiễm vi khuẩn hoặc virus, hay còn gọi là viêm dạ dày ruột. Chúng ta có thể bị viêm dạ dày ruột do nhiễm phải vi khuẩn khi ăn uống thức ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn. Triệu chứng này thường xảy ra sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi bạn tiêu thụ thực phẩm nhiễm khuẩn.

Bạn cũng cũng có thể mắc bệnh viêm dạ dày ruột do vi-rút, một số người còn gọi là cúm dạ dày. Thông thường người bệnh bị lây từ một người bị nhiễm virus đường tiêu hóa, đôi khi là lây từ động vật. Tuy nhiên, hiện tượng này thường tự biến mất mà không cần điều trị sau vài ngày trong cả hai trường hợp trên. 

Khi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa bạn có thể áp dụng các biện pháp chữa trị dân gian, nếu không đỡ thì phải dùng thuốc để điều trị giúp giảm triệu chứng đau bụng đi ngoài hay thậm chí là dùng kháng sinh trong một số trường hợp.

Phản ứng với một số loại thức ăn cụ thể

Khi chúng ta ăn hoặc uống thực phẩm nào đó mà cơ thể bị dị ứng sẽ khiến chúng ta bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn. Tuy nhiên, triệu chứng thường diễn ra trong thời gian ngắn và thường sẽ biến mất sau khi đi ngoài hết.

Đau bụng và đi ngoài sau khi ăn có thể do các nguyên nhân sau:

  • Có sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống, ăn những thực phẩm mới lạ
  • Sử dụng quá nhiều những thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ
  • Ăn một số loại thức ăn dễ bị dị ứng với cơ thể bạn ví dụ như: hải sản, nấm…

Không phải lúc nào cũng rõ ràng tại sao bạn lại đi ngoài liên tục sau khi ăn. Vì thế hãy ghi nhật ký những loại thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày để phát hiện xem mình nên kiêng những loại nào. Một khi các bạn biết loại thực phẩm nào đang gây ra vấn đề cho mình hoặc người thân, bạn có thể tránh thực phẩm đó trong thực đơn để tránh bị lặp lại hiện tượng này. Biện pháp khắc phục có thể là thử loại thức ăn mới thay thế một cách từ từ, ăn không quá nhiều trong một lúc để đánh giá xem có bị kích ứng hay không.  

Ăn quá nhiều, ăn không tiêu

Khi bạn ăn quá nhiều một loại thức ăn nào đó có thể dẫn đến triệu chứng khó tiêu hoặc đau bụng tiêu chảy do cơ thể phải mất nhiều thời gian hấp thu hơn gây ra khó tiêu hoặc không hấp thu được hết gây ra tiêu chảy.  

Cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể bị đau bụng từng cơn kèm đi ngoài nếu ăn quá nhiều, nhưng trẻ em thường dễ bị hơn. Điều này xảy ra là do trẻ không phải lúc nào cũng phân biệt được cảm giác đói và no. Kèm theo đó là việc trẻ em thường tiêu thụ thực phẩm một cách tùy tiện nếu không có sự giám sát của người lớn nên sẽ dễ đau bụng hơn. 

Do hội chứng ruột kích thích

Khi đau bụng nói chung đi kèm các triệu chứng đi ngoài, thường bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón, bạn có khả năng bị hội chứng ruột kích thích (IBS). Vì vậy, nếu thường xuyên đau bụng từng cơn kèm tiêu chảy hoặc hay đau bụng đi ngoài vào ban đêm hoặc đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể bạn đã mắc phải hội chứng ruột kích thích. Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận (NIDDK), khoảng 12% người dân ở Hoa Kỳ mắc IBS, chủ yếu là nữ.

Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Theo Bruno Chumpitazi, MD, bác sĩ tiêu hóa nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Texas, ở Houston, giải thích. Khoảng một phần ba trẻ em mắc IBS có xu hướng di truyền trong gia đình và sẽ phát triển bệnh nhanh hơn, nhưng số còn lại bị ảnh hưởng trong nhiều năm, thường là ở tuổi trưởng thành. 

Bệnh viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng có thể tấn công bất cứ nơi nào dọc theo hệ tiêu hóa

Viêm loét đại tràng (một tình trạng của bệnh viêm ruột) là một căn bệnh khá nguy hiểm. Đau bụng đi ngoài hay đau bụng tiêu chảy cũng có thể là một trong những triệu chứng hay gặp ở căn bệnh này. Viêm loét đại tràng có thể tấn công bất cứ nơi nào dọc theo hệ tiêu hóa. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có đến 1,3 triệu người ở Hoa Kỳ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Các triệu chứng bao gồm đau bụng kèm đi ngoài ra máu, đau bụng với đặc điểm là đau quặn bụng, sụt cân, buồn nôn, sốt. Có thể kèm đau khớp, lở miệng…. Nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng, còi cọc, mệt mỏi, tắc ruột, thiếu máu nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Do làm việc quá nhiều, căng thẳng, stress

Làm việc quá nhiều, căng thẳng, stress cũng có thể dẫn đến kích thích nhu động ruột và gây ra cảm giác đau bụng và buồn đi ngoài. Căng thẳng cũng có thể đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển của hội chứng ruột kích thích và làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, giữa não và ruột có một mối liên hệ mật thiết, việc này có thể giải thích tại sao căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa. 

Ví dụ: căng thẳng trong công việc có thể kích thích phản ứng của dạ dày.

Bệnh Celiac

Bệnh Celiac là tình trạng hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các mô của chính bạn khi bạn ăn gluten. Điều này hay được nhận thấy sớm với những tổn thương tại ruột (ruột non) làm cho cơ thể không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng. Người mắc bệnh tự miễn này không có lựa chọn nào khác ngoài việc tránh ăn protein ngũ cốc được gọi là gluten. Nếu không, nó sẽ tạo ra phản ứng gây tổn thương nghiêm trọng đến thành ruột non với triệu chứng đau bụng kèm tiêu chảy liên tục hoặc táo bón. 

Căn bệnh này cũng có thể xảy ra ở trẻ em, đây là lý do tại sao những đứa trẻ không được chẩn đoán ra nguyên nhân và mắc bệnh trong nhiều năm sẽ gặp các vấn đề như chậm phát triển, thiếu máu do thiếu sắt và xương mỏng… – Tiến sĩ Chumpitaz cho biết. 

Nếu bạn bị đau bụng kèm rối loạn tiêu hóa, ngoài ra còn có các vấn đề khác bao gồm giảm cân, đau nửa đầu, đau khớp hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân, thì nguy cơ bạn mắc căn bệnh này khá cao. Bạn nên đến bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau bụng đi ngoài

Phụ nữ mang thai cũng thường bị đau bụng đi ngoài vì sự thay đổi của đường ruột cũng như sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Những thay đổi trong thói quen ăn uống hàng ngày và sự nhạy cảm với thức ăn mới cũng có thể gây ra tiêu chảy trong thời kỳ thai nghén. Đây có thể chỉ là sự thay đổi tức thời không quá nghiêm trọng nhưng nếu nó kéo dài sau khi đã kết thúc thai kỳ thì bạn nên tới bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây đau bụng đi ngoài liên tục

Ngoài các nguyên nhân phổ biến nêu trên, các nguyên nhân tiềm ẩn khác của đau bụng đi ngoài có thể bao gồm:

  • Viêm ruột thừa
  • Một số loại ung thư như ung thư ruột, ung thư dạ dày…
  • Bệnh u xơ nang buồng trứng
  • Tắc ruột…

Với các nguyên nhân này thì bạn cần được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác. 

Khi đã biết các nguyên nhân có thể gặp phải gây ra hiện tượng đau bụng đi ngoài liên tục bạn hãy cân nhắc thật kỹ các triệu chứng của mình để có hướng xử lý kịp thời, phù hợp.

Phải làm gì khi bị đau bụng đi ngoài liên tục?

Đau bụng đi ngoài  như đã phân tích ở trên đôi khi không quá nghiêm trọng nhưng cũng có thể lại là dấu hiệu nguy hiểm trong một số trường hợp. Tùy vào các biểu hiện của từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có cách xử lý phù hợp cho mình và người thân

Biện pháp chữa đau bụng đi ngoài tại nhà

Biện pháp chữa đau bụng đi ngoài tại nhà
Nếu các biện pháp trên không cải thiện tình trạng bệnh thì bạn có thể lựa chọn một số loại thuốc giúp hỗ trợ giảm tình trạng đau bụng đi ngoài

Nếu bạn bị đau bụng đi ngoài liên tục hay đau bụng tiêu chảy thì cơ thể sẽ mất rất nhiều nước. Vì vậy, bạn cần bổ sung kịp thời lượng nước cần thiết vào cơ thể để tránh tình trạng mất nước, cơ thể kiệt sức. Tuyệt đối không tiếp tục sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và bổ sung thêm tinh bột, ngũ cốc vào cơ thể để bụng được ổn định.

Ngoài ra, bạn nên để cơ thể được nghỉ ngơi, không làm việc quá sức và giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng. Vì não bộ có tác động lớn đến hệ tiêu hóa nên lúc này, bạn nên để cho não được nghỉ ngơi, lo lắng chỉ làm tình trạng của bạn thêm tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian cũng là một biện pháp an toàn và hiệu quả để giảm triệu chứng đau bụng đi ngoài. Ví dụ bạn có thể lấy khoảng 10-15ml mật ong hòa cùng với nước ấm, uống thường xuyên vào mỗi buổi sáng để giúp ấm bụng.và lợi ruột. Ngoài ra, một số loài cây trong tự nhiên khác cũng có tính chất làm giảm triệu chứng như: gừng tươi, rau sam, quả sung, chè xanh.. 

Nếu các biện pháp trên không cải thiện tình trạng bệnh thì bạn có thể lựa chọn một số loại thuốc giúp hỗ trợ giảm tình trạng đau bụng đi ngoài để giảm nhanh cảm giác khó chịu này

Khi nào bạn cần thăm khám và điều trị?

Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu bạn bị đau bụng đi ngoài liên tục. Ngoài ra bạn cũng cần hết sức chú ý các triệu chứng khác đi kèm như đã nêu trong bài viết, nhất là các dấu hiệu ngoại khoa vì đó là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng cần được kịp thời chữa trị.

Đau bụng đi ngoài rất nguy hiểm nếu bạn có thêm bất kỳ dấu hiệu sau đây:

  • Đi ngoài phân có máu
  • Sốt cao hơn 38 ° C
  • Nôn ra máu 
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Vàng da
  • Khó thở
  • Đau bụng dữ dội và kéo dài hơn 24 giờ
  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu
  • Ăn không ngon, giảm cân không có lí do

Hãy gặp bác sĩ ngay khi bạn bị đau bụng đi ngoài kèm các biểu hiện trên!

Cách phòng ngừa tình trạng đau bụng đi ngoài liên tục

Để phòng ngừa tình trạng đau bụng đi ngoài liên tục bạn cần biết rõ nguyên nhân là gì để phòng tránh hay xử trí cho phù hợp. 

Nếu bạn bị đau bụng đi ngoài do thức ăn thì bạn nên hạn chế sử dụng những loại thức ăn không phù hợp với cơ địa của mình. Đặc biệt tránh những loại thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn ôi thiu, sản phẩm đã quá hạn sử dụng. Ngoài ra, bạn nên hạn chế tiêu thụ nhiều lượng thức ăn trong cùng một lúc để tránh dạ dày và đường ruột hoạt động quá sức, gây ra đau bụng.

Đối với những người mắc bệnh celiac, cách khắc phục duy nhất là chế độ ăn hoàn toàn không có gluten, tránh tuyệt đối danh sách các thực phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.

Ngoài ra, bạn nên ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh làm việc quá sức, hạn chế stress để não bộ được thoải mái. Bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với những người bị cúm dạ dày để tránh lây nhiễm. 

Nên đảm bảo vệ sinh an toàn khi chế biến thực phẩm và bảo quản thực phẩm đúng cách, hạn chế sử dụng thức ăn thừa đã lâu.

 Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đã có lời giải đáp cho vấn đề thường gặp là “đau bụng đi ngoài liên tục là bệnh gì“. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 234 558 để được giải đáp đầy đủ hơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *