Kiến thức bệnh học

Chế độ ăn cho người bị hội chứng ruột kích thích để bệnh không tái phát

Hội chứng ruột kích thích là chứng rối loạn chức năng tiêu hóa phổ biến, trong đó 40% bệnh nhân ở thể nhẹ, 35% ở thể trung bình và 25% ở thể nặng. Để làm giảm triệu chứng và ngăn không cho bệnh trở nặng cũng như hạn chế bệnh tái phát, người bệnh cần phải chuẩn bị thật kỹ thực đơn cho mình. Vậy đâu là một thực đơn khoa học cho từng thể hội chứng ruột kích thích cụ thể? Người bệnh cần tránh những thực phẩm nào khi bị hội chứng ruột kích thích? Bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể nhé. 

Mục lục

Tổng quan về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý đường ruột thường gặp nhất ở nước ta cũng như trên thế giới. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp hai lần so với nam giới, hoàn cảnh xã hội cũng là tác nhân gây bệnh. 

Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh. Tình trạng bệnh kéo dài khiến cho bệnh nhân rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng, luôn sợ bị biến chứng sang các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

Theo khuyến cáo của ACG (American College of Gastroenterology), chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng rối loạn chức năng tiêu hóa. Vậy bệnh nhân hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để bệnh không tái phát? 

Thực đơn điển hình cho người bị hội chứng ruột kích thích

Trong số hàng loạt các các thực đơn ăn kiêng được ACG nghiên cứu, chỉ có hai chế độ ăn chứng minh được tính hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh đó là chế độ ăn FODMAP thấp và chế độ ăn không có gluten.

Chế độ ăn kiêng FODMAP thấp

Chế độ ăn ít FODMAP được thiết kế cho người bị hội chứng ruột kích thích kiểm soát tốt các triệu chứng của họ bằng cách hạn chế một số loại thực phẩm. Trong đó FODMAP là từ viết tắt của Fermentable Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharides And Polyols. 

Nói một cách đơn giản, FODMAP là những loại carbohydrate bao gồm đường, tinh bột và chất xơ trong thực phẩm. Những loại thực phẩm này thường lên men, tích khí trong ruột non và ruột già. Có năm loại FODMAP bao gồm: 

  • Fructan: lúa mì, hành, tỏi, lúa mạch, bắp cải và bông cải xanh
  • Fructose: trái cây, mật ong và xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao
  • Galactans: có trong các loại đậu như đậu lăng và đậu nành
  • Lactose: sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Polyols: quả hạch, khoai lang, táo và cần tây

Chế độ ăn ít FODMAP chia thành hai giai đoạn: 

  • Giai đoạn 1: Người bệnh kiêng hoàn toàn thực phẩm chứa nhiều FODMAP từ ba đến sáu tuần.
  • Giai đoạn 2: Mỗi loại FODMAP được đưa trở lại vào chế độ ăn hằng ngày để đánh giá khả năng chịu đựng của bệnh nhân đối với từng loại. Thực phẩm nào không gây ra triệu chứng ruột kích thích thì giữ lại, còn thực phẩm gây kích thích ruột và đại tràng thì loại bỏ vĩnh viễn khỏi chế độ ăn.  

Sau khi được tư vấn và thực hành chế độ ăn ít FODMAP người bệnh đã có phản hồi rất tích cực. Các triệu chứng điển hình của bệnh như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và táo bón giảm hẳn. Họ hoàn toàn có thể kiểm soát được triệu chứng bệnh mà ít khi phải dùng đến thuốc. Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể. Đây là một biện pháp hữu ích mà người bị hội chứng ruột kích thích nên tìm hiểu và áp dụng.

Chế độ ăn ít FODMAP

Chế độ ăn uống không có gluten 

Nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích sau khi loại bỏ thực phẩm chứa gluten khỏi chế độ ăn thường ngày đã ghi nhận những cải thiện đáng kể về tình trạng bệnh. Trong đó, gluten là một loại protein được tìm thấy trong các loại hạt ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Đôi khi gluten được thêm vào một số loại thực phẩm mà ít ai ngờ tới như bia, thịt chế biến sẵn, nước tương, nước sốt, mạch nha và thậm chí là thuốc bổ. 

Chế độ ăn không có gluten sẽ loại bỏ hoàn toàn những loại thực phẩm chứa protein gluten ra khỏi thực đơn hằng ngày. Sẽ có sự thay đổi trong nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nhưng người bệnh vẫn có thể xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh với các loại thực phẩm như:

Khi áp dụng chế độ ăn không có gluten không có nghĩa là bạn không thể tận hưởng một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh bao gồm nhiều loại thực phẩm. Có rất nhiều loại thực phẩm tự nhiên không chứa gluten, bao gồm:

  • Trái cây, rau quả
  • Thịt, cá và gia cầm (không ướp hoặc rưới sốt marinade)
  • Gạo
  • Một số loại hạt
  • Bột không có gluten (khoai tây, đậu nành, gạo, kê, lanh, lúa miến, sắn và ngô bột)
  • Một số sản phẩm từ sữa, bao gồm sữa, phô mai, kem pho mát và phần lớn các loại sữa chua

Khi áp dụng chế độ ăn FODMAP không có hiệu quả người bệnh có thể thử chế độ ăn không chứa gluten. Nếu tình trạng được cải thiện, bệnh nhân có thể thêm vào một ít thực phẩm chứa gluten để xem cơ thể có thể dung nạp bao nhiêu protein là hợp lý. Việc tuân thủ chế độ ăn kiêng cần phải có sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng để không làm tổn hại đến sức khỏe tổng thể. 

Thực đơn cụ thể theo từng nhóm bệnh 

Tiêu chảy và táo bón là hai triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích. Vậy người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để có thể dễ dàng “đối phó” với tình trạng bệnh? Một thực đơn cụ thể đã được xây dựng theo từng nhóm bệnh:  

Nhóm bệnh ruột kích thích tiêu chảy (IBS-D)

Đối với nhóm bệnh nhân mắc ruột kích thích liên quan tới tiêu chảy tốt nhất là nên ăn thức ăn nhạt. Cần tránh các loại thực phẩm béo, nhiều dầu mỡ hoặc kem vì chúng có thể làm tăng tốc độ co bóp của ruột, gây đau bụng và phân lỏng.

Chất xơ hòa tan không nên xuất hiện trong thực đơn hằng ngày vì chúng sẽ hút nước từ ruột khiến cho phân bị lỏng hoặc tiêu chảy. Hãy cố gắng ăn càng nhiều trái cây và rau xanh càng tốt để cải thiện tiêu hóa. Gợi ý một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh: 

  • Bánh mì trắng, mì ống và bánh quy giòn
  • Ngũ cốc nguyên hạt 
  • Gạo trắng
  • Cháo bột yến mạch
  • Gà đã bỏ da
  • Thịt nạc
  • Cá nạc 
  • Trứng
  • Khoai tây luộc hoặc nướng
  • Đậu, đậu Hà Lan và các loại đậu
  • Chuối
  • Sữa gạo, sữa hạnh nhân hoặc nước cốt dừa
  • Sữa ít béo không chứa lactose
  • Sữa chua probiotic ít béo 
  • Nước trái cây không đường
  • Phô mai cứng
  • Táo
  • Đậu hũ

Nhóm bệnh ruột kích thích táo bón (IBS-C)

Để trị táo bón mạn tính do ruột kích thích người bệnh nên ăn nhiều chất xơ. Nhưng nên tăng dần dần để cơ thể có thời gian thích nghi. Ưu tiên những loại thực phẩm có chất xơ hòa tan vì dễ dung nạp hơn so với chất xơ không hòa tan. 

Ngoài ra người bệnh cũng cần bổ sung các loại thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa đa hoặc không bão hòa đơn lành mạnh. Hạn chế tối đa thực phẩm có chất béo bão hòa, nhiều đường vì đây là một trong số những tác nhân gây táo bón nghiêm trọng. 

Nhóm thực phẩm cụ thể để giúp người bệnh luôn khỏe mạnh: 

  • Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt
  • Cám yến mạch
  • Trái cây (táo, lê, quả kiwi, quả sung)
  • Rau (đặc biệt là rau lá xanh, khoai lang)
  • Đậu Hà Lan và đậu lăng
  • Hoa quả sấy khô
  • Nước ép mận
  • Sữa không béo 
  • Sữa chua
  • Gà không da
  • Cá béo như cá hồi và cá ngừ
  • Hạt chia và hạt lanh xay
  • Súp nhạt
Người hội chứng ruột kích thích nên ăn sữa chua ít béo hoặc các loại có nguồn gốc từ thực vật như hạnh nhân
Người hội chứng ruột kích thích nên ăn sữa chua ít béo hoặc các loại có nguồn gốc từ thực vật như hạnh nhân

Mặc dù sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng không có trong chế độ ăn FODMAP thấp vì sữa chua có chất béo có thể làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Thậm chí một số người mắc bệnh tiêu hóa cũng không dung nạp lactose (đường sữa). Tuy nhiên người hội chứng ruột kích thích nên ăn sữa chua ít béo hoặc các loại có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành, dừa, hoặc hạnh nhân. 

Nhóm bệnh ruột kích thích táo bón xen lẫn với tiêu chảy

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc hội chứng ruột kích thích hỗn hợp IBS-M (táo bón và tiêu chảy) bị đau bụng và khó chịu nhiều hơn so với những người bị IBS-C hoặc D. Chế độ ăn cho nhóm bệnh này phải được quản lý nghiêm ngặt bởi một số nhóm thực phẩm ngăn tiêu chảy lại khiến cho tình trạng táo bón trở nặng và ngược lại. 

Người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để thử nhiều chế độ ăn khác nhau từ đó tìm ra loại thực phẩm nào khiến tình trạng bệnh thuyên giảm và loại nào khiến cho các triệu chứng trở nặng. Trong đó chế độ ăn ít FODMAP được áp dụng cho nhiều ca bệnh và đã đem lại những kết quả rất tích cực.

Mới đây dầu bạc hà được đưa vào thử nghiệm lâm sàng và đã mở ra hướng đi mới trong quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích hỗn hợp. Nghiên cứu chứng minh bạc hà có thể làm giãn cơ, giảm đau bụng và phản ứng quá mẫn của ruột. 

Bệnh nhân cũng nên tự giác kiêng các loại thức ăn như: tôm, cua, ốc, ếch, cá, trứng, sữa, mỡ, chua, cay, ngọt… nhằm đề phòng bệnh tái phát. 

Nhóm thực phẩm cần tránh khi mắc hội chứng ruột kích thích

Ở mỗi người, thực phẩm gây rối loạn tiêu hóa lại khác nhau. Nhưng có một nhóm thực phẩm có tỷ lệ gây ra các triệu chứng ruột kích thích cao hơn so với những nhóm khác. Người bệnh nên loại bỏ hoàn toàn những loại thực phẩm cần tránh sau đây ra khỏi thực đơn hằng ngày của mình: 

  • Trái cây: táo, mơ, dâu đen, xoài, cherry, quả xuân đào, đào, mận, chuối chín, dưa hấu và lê, 
  • Rau: atisô, bắp cải, măng tây, súp lơ, tỏi, nấm, hành tây, đậu nành, ngô ngọt, đậu xanh, đậu tuyết
  • Các chế phẩm từ sữa chứa lactose: sữa, kem, kem chua và phô mai tươi
  • Chất xơ không hòa tan: cám lúa mì, quả hạch, súp lơ, khoai tây và vỏ của trái cây và rau
  • Chất làm ngọt: mật ong, xi-rô 

Bên cạnh có một số loại đồ ăn, thức uống đặc thù có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bao gồm: 

  • Rượu, bia, đồ uống chứa caffein, đồ uống có ga
  • Thức ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ chế biến sẵn 
  • Thức ăn cay
  • Thực phẩm nhiều đường

Để biết được chính xác hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì người bệnh cần phải tìm được nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể cho từng trường hợp. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho người bị hội chứng ruột kích thích

Chế độ ăn kiêng ít FODMAP và không chứa gluten có thể rất khó để duy trì, cần phải có một thời gian dài để thích nghi. Do đó người bệnh muốn chung sống hòa bình với hội chứng này, ngoài việc có chế độ dinh dưỡng khoa học có thể tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tạo ra lá chắn bảo vệ hệ tiêu hóa. 

Hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, táo bón, tiêu chảy

ANVIDA đại tràng là một sản phẩm công nghệ mới, hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Đây là sản phẩm thuần Việt 100% đã được kiểm chứng lâm sàng được bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng. 

Cơ chế tác dụng của ANVIDA đại tràng: 

  • Hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, táo bón, tiêu chảy
  • Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng 
  • An toàn và không gây nhờn khi sử dụng lâu dài.

ANVIDA chính là giải pháp hiệu quả người bệnh có thể phối hợp để tăng hiệu quả khi áp dụng cùng với việc quản lý chế độ ăn. Thậm chí khi những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích không thể tự quản lý chặt chẽ chế độ ăn của mình thì Anvida đại tràng sẽ là một cứu cánh giúp người bệnh hạn chế các triệu chứng xảy ra. 

Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn về Hội chứng ruột kích thích và chế độ ăn cụ thể phù hợp cho mình cũng như quan tâm tới sản phẩm Anvida đại tràng hãy liên hệ tới hotline 1800 234 558 để được tư vấn cụ thể. 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
Để lại số điện thoại của bạn để được tư vấn miễn phí
0 Tất cả bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anvida có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc