Tiếng sôi bụng “ùng ục” là hiện tượng sinh lý bình thường có thể xuất hiện cả khi đói hoặc ăn no. Tuy nhiên tiếng sôi bụng lớn, diễn ra với tần suất liên tục là dấu hiệu do bệnh lý đường tiêu hóa gây ra. Vậy làm sao để biết hiện tượng đó là sinh lý hay bệnh lý, dấu hiệu bất thường đi kèm nào chỉ điểm cho người bệnh cần chú ý khả năng bệnh lý có thể có? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết chi tiết của chúng tôi.
Sôi bụng là gì?
Sôi bụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào và dễ nhận thấy nhất sau khi ăn no. Đây là âm thanh khi hệ tiêu hóa co bóp để đẩy thức ăn di chuyển đi từ dạ dày đến ruột. Do đó từ ổ bụng có thể nghe thấy tiếng “ùng ục” hoặc “ọt ọt”. Ngoài ra, tiếng sôi bụng cũng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi đói. Sự gia tăng nồng độ dịch tiêu hóa trong dạ dày gây ra cảm giác đói khiến ruột và dạ dày co bóp tạo nên âm thanh sôi bụng.
Một số đặc điểm về tình trạng sôi bụng:
- Tiếng sôi bụng xảy ra khi thức ăn, chất lỏng và không khí đi qua dạ dày và ruột non
- Hiện tượng này là một phần của quá trình tiêu hóa bình thường.
- Dạ dày không có chức năng “che lấp” được những âm thanh lạ nên tiếng sôi bụng rất dễ nhận ra
Sôi bụng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể, có thể khắc phục bằng cách ăn uống đầy đủ, đúng giờ và tăng cường tập thể dục. Tuyệt đối không được để bụng quá đói hoặc quá no vì có thể gây hại cho sức khỏe.
Sôi bụng khi cơ thể khỏe mạnh
Khi cơ thể đang ở trạng thái tốt nhất, không có vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe thì sôi bụng hoàn toàn là trạng thái bình thường. Hiện tượng này thường xảy ra để:
Hỗ trợ tiêu hóa
Khi thức ăn đến ruột non, cơ thể sẽ tiết ra các enzym để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Lúc này, nhu động ruột với một loạt các cơn co cơ giống như sóng xuất hiện để di chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa. Một loạt các hoạt động diễn ra liên quan đến sự chuyển động khí dư và một phần thức ăn đã được tiêu hóa gây ra tiếng sôi bụng.
Báo hiệu cơn đói
Ngay cả khi bụng rỗng, không có thức ăn để tiêu hóa nhưng cơ thể vẫn tự động thực hiện quá trình nhu động. Dạ dày, ruột cũng sẽ tiết ra axit và các enzym để chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa thức ăn..
Âm thanh phát ra là tiếng động của nước, không khí, một chút thức ăn thừa đang được dồn xuống qua một lối ra nhỏ. Sự co bóp khó chịu này báo hiệu đã đến lúc dạ dày cần thêm thức ăn. Tiếng sôi bụng có thể kéo dài đến 20 phút mỗi lần và lặp lại hàng giờ cho đến khi có thức ăn để tiêu hóa. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy hệ tiêu hóa đang hoạt động hiệu quả.
Dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý
Đôi khi, bụng cồn cào có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn. Đặc biệt là khi tình trạng sôi bụng đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng, táo bón, tiêu chảy là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh có thể đang gặp phải:
- Dị ứng thực phẩm
- Không dung nạp thực phẩm
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa
- Tắc ruột
- Hội chứng ruột kích thích
Trong trường hợp này, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để xác định chính xác nguyên nhân sôi bụng và có phác đồ điều trị thích hợp.
Các triệu chứng đi kèm với sôi bụng cảnh báo bệnh gì?
Sôi bụng không phải là biểu hiện duy nhất khi người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Nếu người bệnh có hiện tượng sôi bụng và có một số triệu chứng đi kèm đặc trưng như sau thì có thể định hướng tới một số bệnh cụ thể:
Sôi bụng về đêm
1. Thói quen ăn uống không lành mạnh:
- Ăn quá nhanh, nhai không kỹ
- Ăn xong không nghỉ ngơi mà nằm luôn khiến cho không khí tích tụ trong dạ dày
- Uống nhiều nước có gas, rượu bia, hút thuốc lá
- Cơ thể không dung nạp sữa và các chế phẩm làm từ sữa (hội chứng không dung nạp lactose)
- Mệt mỏi, căng thẳng đầu óc kéo dài cũng là tác nhân gây ra chứng sôi bụng về đêm
Trong trường hợp thói quen ăn uống, sinh hoạt không phải là nguyên nhân chính gây sôi bụng. Đồng thời xuất hiện thêm các triệu chứng như ợ hơi, nóng rát thực quản thì bạn có thể mắc một trong số những bệnh lý dưới đây.
2. Hội chứng ruột kích thích là một chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài, tuy nhiên đa phần người mắc sẽ không gặp biến chứng nghiêm trọng. Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, nhưng cơ chế đang được nghĩ tới là rối loạn miễn dịch hệ đường ruột
- Đầy hơi, sôi bụng sau khi ăn, xuất hiện nhiều về đêm
- Đau vùng hạ vị – vùng thấp nhất của bụng dưới rốn hoặc vùng chậu
- Cơn đau bụng âm ỉ, đau quặn, tức bụng, bí bách khó chịu, thường giảm sau khi đi đại tiện
- Có rối loạn phân táo hoặc lỏng
3. Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng viêm dạ dày có thể kèm tổn thương loét xuất hiện ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Vi khuẩn H. pylori, thuốc giảm đau là những nguyên nhân chính được chỉ ra đã gây phá hủy lớp niêm mạc dạ dày. Biểu hiện rõ nhất của bệnh là:
- Bụng sôi ùng ục vào chiều tối, đêm kèm khó thở
- Đau vùng thượng vị kèm theo ợ hơi, ợ chua, nóng rát, nôn, buồn nôn, sôi bụng. Đau thường xuất hiện lúc đói hoặc ban đêm.
- Mất cảm giác thèm ăn, đi ngoài ra phân đen mùi khó chịu
4. Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch tiêu hóa trong dạ dày trào ngược lên thực quản khiến thực quản, hầu, cổ họng bị tổn thương. Triệu chứng thường gặp của người bệnh:
- Nóng rát, tức ngực, ho và sôi bụng về đêm do acid dạ dày trào ngược
- Ợ nóng, ợ chua thường xuất hiện khi cúi gập người hoặc sau khi ăn no
- Khó nuốt, miệng tiết nhiều nước bọt
Đây là những chứng bệnh rất khó phát hiện bằng những biểu hiện thông thường. Người bệnh nên làm xét nghiệm chuyên sâu để biết được chính xác tình trạng bệnh.
Sôi bụng tiêu chảy
Sôi bụng đi kèm với tiêu chảy thường xuất hiện sau mỗi bữa ăn, phần lớn nguyên nhân là do hệ tiêu hóa bị nhiễm vi khuẩn, virus thông qua thức ăn (viêm dạ dày ruột, ngộ độc thức ăn). Riêng đối với phụ nữ, trước kỳ kinh nguyệt và trong quá trình mang thai cũng gặp trải nghiệm sôi bụng tiêu chảy.
Tuy nhiên căng thẳng đầu óc kéo dài cũng gây ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột. Não bộ và ruột có mối liên kết về hệ thần kinh, khi chúng ta căng thẳng và lo lắng thì hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng theo. Lúc này cơ thể tiết ra hormone căng thẳng, chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa và dẫn đến các triệu chứng như sôi bụng, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn và thậm chí là loét dạ dày.
Bị sôi bụng và đi ngoài lỏng còn là dấu hiệu ban đầu của bệnh lý đại tràng, tiêu hóa như bệnh celiac, hội chứng ruột kích thích. Nếu tiêu chảy kéo dài liên tục trong 3 ngày thì người bệnh nên đi khám bác sĩ, phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Sôi bụng xì hơi
Sôi bụng xì hơi là phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể không đang lo ngại, trung bình cơ thể chúng ta xì hơi từ 5 – 15 lần/ngày. Khi bụng sôi, xì hơi nhiều cảnh báo người bệnh đang gặp vấn đề về sức khỏe cần được thăm khám sớm.
Một số căn bệnh có thể gây ra triệu chứng sôi bụng xì hơi:
- Khó tiêu do ăn phải ác loại thức ăn có carbohydrate khó tiêu hóa và hấp thụ như đậu, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, hành…
- Táo bón khiến phân bị tắc nghẽn trong ruột và giải phóng khí hơi liên tục
- Hội chứng ruột kích thích
- Bệnh celiac
- Không dung nạp lactose
- Viêm dạ dày ruột
- Kém hấp thu vì ruột không thể hấp thụ chất dinh dưỡng như người khỏe mạnh
- Giardiasis – một bệnh nhiễm trùng hệ tiêu hóa do ký sinh trùng gây ra
Sôi bụng đau quặn từng cơn
Bụng sôi ùng ục gây ra cảm giác khó chịu ở bụng đi kèm với triệu chứng đau quặn từng cơn là dấu hiệu của nhóm bệnh lý tiêu hóa đã được nhắc đến:
- Hội chứng ruột kích thích
- Căng thẳng và lo lắng
- Viêm dạ dày ruột
- Không dung nạp lactose
- Bệnh celiac
- Ngộ độc thực phẩm
Có một nguyên nhân ít ai nghĩ đến khi bị đau bụng quặn từng cơn và sôi bụng đó là bệnh tắc ruột. Hiện tượng này xảy ra trong ruột già và ruột non, làm ngăn cản sự di chuyển của thức ăn đã tiêu hóa, khiến cho chất thải tích tụ lại gây bít tắc, không thể đào thải ra ngoài. Tắc ruột xảy ra do khối u, thoát vị hoặc mô sẹo do phẫu thuật ở ruột.
Khi một người bị tắc ruột, họ có thể gặp các triệu chứng sau:
- Sôi bụng
- Bụng đau quặn từng cơn
- Buồn nôn, nôn mửa
- Không thể xì hơi
Những người đang gặp các triệu chứng của bệnh tắc ruột cần phải đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Tiếng sôi bụng lớn bất thường sau khi ăn
Đa số trường hợp sôi bụng sau khi ăn không đáng lo ngại vì đây là dấu hiệu dạ dày đang tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên bụng kêu ọc ọc lớn đến mức người xung quanh cũng nghe thấy thì có nghĩa nhu động đường tiêu hóa đang hoạt động quá mức. Đây là dấu hiệu của chứng không dung nạp thức ăn, vấn đề hấp thụ chất dinh dưỡng, bệnh Celiac.
Trong một số trường hợp đặc biệt, tiếng sôi bụng rất to hoặc nghe thấy tiếng the thé là dấu hiệu của bệnh tắc ruột. Ruột phải co bóp mạnh để đẩy chất thải đi qua chỗ tắc nghẽn. Nếu nghi ngờ mắc phải các bệnh trên, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ gấp để được thăm khám chuyên khoa.
Cách hạn chế tình trạng sôi bụng
Mặc dù sôi bụng là một phần của quá trình tiêu hóa nhưng âm thanh này có thể khiến cho người bệnh cảm thấy bối rối khi ở nơi đông người. Hãy thử áp dụng những biện pháp sau đây để hạn chế tình trạng này:
Uống nước
Uống một cốc nước là giải pháp hữu hiệu khi bụng đói cồn cào nhưng không có gì để ăn. Nước không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn lấp đầy dạ dày, từ đó ngăn tiếng “ùng ục” phát ra từ bụng. Cách thực hiện đúng là uống nước chậm, uống mỗi lần một ít vì uống quá nhiều nước cùng lúc càng làm cho tiếng sôi bụng nghe rõ hơn.
Chế độ ăn khoa học
Tiếng sôi bụng cảnh báo cơn đói bụng nên bạn hãy ăn một chút gì đó để dập tắt âm thanh này. Chú ý, tình trạng sôi bụng xảy ra thường xuyên hoặc xảy ra vào một thời điểm nhất định trong ngày thì nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Bạn có thể ăn từ 4 – 6 bữa/ngày thay vì 3 bữa lớn như trước.
Hãy ăn tất cả những gì bạn muốn nhưng tránh tuyệt đối các nhóm thực phẩm sau:
- Đồ ăn có đường fructose và sorbitol như kẹo cao su, nước ngọt, kẹo, nước ép trái cây, bánh ngọt
- Thực phẩm có tính axit gồm cam quýt, cà phê
- Rượu gây kích thích đường tiêu hóa, tăng nồng độ axit và gây viêm niêm mạc dạ dày
- Đồ ăn gây đầy hơi: đậu, bia, bông cải xanh, bắp cải, súp lơ trắng, đậu lăng, nấm, hành, các loại ngũ cốc
Nhai chậm
Dạ dày phát ra tiếng sôi ùng ục liên quan đến chứng khó tiêu có thể cải thiện bằng cách nhai kỹ và ăn chậm hơn. Nhai thức ăn đúng cách cũng làm giảm lượng không khí nuốt vào, giúp tránh đầy hơi và khó tiêu hóa.
Vận động nhẹ nhàng
Đi dạo sau bữa ăn đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng cách làm tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn từ đó hạn chế tình trạng sôi bụng khi ăn no. Tuy nhiên chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng từ 15 – 20 phút, tránh tuyệt đối các hoạt động cường độ cao sau khi ăn.
Giữ tâm lý thoải mái
Tiếng sôi bụng có thể nghe thấy rõ hơn khi bạn rơi vào tình huống căng thẳng như phỏng vấn, thuyết trình, làm bài kiểm tra. Khi lo lắng, ruột tăng cường cường hoạt động bất kể dạ dày rỗng hay no do cơ chế kích thích liên quan đến thần kinh. Thâm chí căng thẳng đôi khi còn làm chậm quá trình tiêu hóa, gây các triệu chứng khó tiêu như ợ hơi, ợ nóng.
Cách để giảm lo lắng nhanh nhất đó là thiền định, thực hành các bài tập thở sâu và vận dụng các kỹ thuật thư giãn cơ bắp.
Sử dụng thuốc đặc trị cho bệnh lý
Đối với những người bị sôi bụng do bệnh lý đường tiêu hóa bắt buộc phải dùng thuốc đặc trị để chữa khỏi hoàn toàn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng loại bệnh cụ thể của từng cá nhân.
Bệnh nhân mắc bệnh đại tràng có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Anvida đại tràng có tác dụng hỗ trợ điều trị giúp giảm nhanh các triệu chứng sôi bụng bất thường. Với thành phần chính hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng về tác dụng phụ.
Sử dụng đúng liều, phù hợp với thể trạng sức khỏe người bệnh có thể thấy các triệu chứng đại tràng cải thiện đáng kể, nâng cao sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Anvida đại tràng là sản phẩm lành tính, mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh.
Vậy khi có biểu hiện sôi bụng nếu có kèm các biểu hiện bất thường như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ hơi ợ chua… bạn cần tìm hiểu thật kỹ, theo dõi các biểu hiện của mình thật cẩn thận để lựa chọn tự khắc phục vấn đề tại nhà hay đi khám để được hướng dẫn chính xác nhất với bệnh tật của mình.
Để được tư vấn cụ thể với dược sĩ Anvida bạn có thể liên hệ trực tiếp thông qua hotline: 1800 234 558