[Cập nhật phác đồ] Tất cả các loại thuốc cho hội chứng ruột kích thích

Ruột kích thích là một căn bệnh dai dẳng, khó chịu và không hiếm người mắc phải, nhưng lại rất ít người bệnh thực sự nắm được hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?. Hãy cùng Anvy cập nhật các phác đồ điều trị mới nhất hiện nay, và có câu trả lời thật phù hợp cho câu hỏi “Liệu có thuốc đặc trị hội chứng ruột kích thích?”.

Tổng quan về hội chứng ruột kích thích

Ruột kích thích là gì?

Bạn đọc có thể hiểu đơn giản, Hội chứng ruột kích thích là một căn bệnh đeo bám lâu dài, khi xuất hiện sẽ có đặc trưng rỏ ràng: Đau quặn bụng, mắc đi tiêu (thay đổi số lần đi tiêu trong ngày), thay đổi kiểu phân (có thể tiêu chảy hoặc táo bón) – Theo MSDmanuals.

Ngoài ra, căn bệnh này còn có một số “sự thật bất ngờ”:

  • Tại nước ta, hội chứng này có thể chiếm từ 70-80% tổng số ca bệnh đường tiêu hoá (Theo BV Bạch Mai), tổng số người mắc ở VN tuy chưa được thống kê chính xác nhưng cũng có thể lên tới 5 triệu người mắc (tỉ lệ từ 11-15% dân số).
  • Người mắc hội chứng ruột kích thích thường dưới 50 tuổi, rất ít khi lớn tuổi mới khởi phát bệnh.
  • Tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn gấp đôi so với nam giới (cứ 1 bệnh nhân nam thì có 2 bệnh nhân nữ)
  • Căng thẳng không phải là nguyên nhân gây ra ruột kích thích, nhưng chúng lại là tác nhân kích thích tăng nhu động ruột gây ra các cơn đau bụng.
  • Triệu chứng của ruột kích thích có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, bạn có thể mắc RKT gây ra tiêu chảy, nhưng ở đợt tiếp theo lại bị táo bón.
  • Ruột kích thích hoàn toàn có thể điều trị giảm nhẹ đi nhiều lần bằng các phương pháp tâm lý và ăn kiêng, tuy nhiên mỗi phương pháp lại đáp ứng với mỗi bệnh nhân một cách khác biệt. Do vậy quan trọng nhất là tìm hiểu và áp dụng đúng phương pháp mà bạn cần!
  • Thuốc men hiện nay chỉ có nhiệm vụ duy nhất là giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ điều trị cho người bệnh 

4 thể Hội chứng ruột kích thích thường gặp

Hiện nay, theo các tài liệu nghiên cứu về hội chứng ruột kích thích, bệnh sẽ chia làm 4 thể khác nhau bao gồm: Ruột kích thích gây tiêu chảy (Tiếng anh: IBS-D), RKT gây táo bón (IBS-C), RKT gây bất thường phân (hay còn gọi là thể hỗn hợp IBS-A hoặc IBS-M) và ruột kích thích xuất hiện sau bệnh nhiễm (PI-IBS).

Gần đây trong nghiên cứu tại Malaysia còn ghi nhận được hội chứng ruột kích thích sau khi mắc bệnh viêm đại tràng hoặc viêm túi thừa (IBD-IBS), tuy nhiên thể bệnh này cũng khá giống với PI-IBS nên còn nhiều tranh cãi việc có nên đưa thành nhóm riêng.

Tuy có nhiều nhóm khác nhau, nhưng hội chứng ruột kích thích thường sẽ có các triệu chứng chung sau đây: 

  • Đau bụng và đầy hơi
  • Gây nhu cầu đi tiêu cấp thiết
  • Có rối loạn phân 
  • Đi tiêu xong sẽ đỡ đau bụng  

Note: Do sự đa dạng và phức tạp về thể bệnh nên việc sử dụng thuốc trị hội chứng ruột kích thích là rất khó khăn. Việc điều trị ruột kích thích phải hài hoà giữa 3 bước quan trọng: 

  • Thuốc và thực phẩm chức năng bổ sung
  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Áp dụng chế độ sống lành mạnh, tránh căng thẳng lo âu 
Tuy có nhiều nhóm khác nhau, nhưng hội chứng ruột kích thích thường sẽ có các triệu chứng chung như đau bụng và đầy hơi
Tuy có nhiều nhóm khác nhau, nhưng hội chứng ruột kích thích thường sẽ có các triệu chứng chung như đau bụng và đầy hơi

Làm sao để chắc chắn bạn bị mắc bệnh và khi nào cần dùng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích?

Điều trị khó khăn và phức tạp là vậy, nhưng chưa chắc bạn đã mắc phải hội chứng ruột kích thích và nếu có thực sự mắc, thì không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc!

Vậy làm sao để biết liệu mình có mắc phải hội chứng ruột kích thích? Hiện nay trong chẩn đoán ruột kích thích, các bác sĩ và chuyên gia sẽ sử dụng tiêu chuẩn ROME IV. Đây là tiêu chuẩn vừa có thể dùng để chẩn đoán và vừa có khả năng phân loại người bệnh. 

Bạn hãy thử đọc và xem liệu mình có tương ứng với các triệu chứng sau đây nhé! 

*Tiêu chuẩn Rome IV: Người bệnh có cơn đau bụng trong 12 tháng gần đây, và tổng các ngày đau bụng đủ 12 tuần (3 tháng), phải có kèm theo ít nhất 2 trong 3 dấu hiệu sau khi đau bụng

  • Giảm đau bụng sau khi đi tiêu
  • Phân thay đổi hình dạng (lỏng, nhão, khô cứng)
  • Thay đổi tấn số đi tiêu (nhiều hơn 3 lần/ngày, hoặc ít hơn 3 lần/tuần)

Nếu bạn có các triệu chứng trên thì nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thật phù hợp. 

Việc dùng hay không dùng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích chắc chắn sẽ được quyết định bởi bác sĩ. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thảo luận với bác sĩ và tránh để căn bệnh này ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. 

Một số dấu hiệu nhận biết bạn có thể phải dùng thuốc: 

  • Đi tiêu nhiều, phân lỏng, khó kiểm soát việc đi tiêu
  • Cơn đau bụng quá khó chịu, khiến bạn không thể làm việc và sinh hoạt được
  • Táo bón nhiều, không đi tiêu trong 1 tuần trở lại đây.
  • Lo lắng hoặc căng thẳng quá độ, thường xuyên bị ruột kích thích do yếu tố tâm lý (trên 4 lần/tuần) 

Lưu ý là các dấu hiệu trên đây chỉ mang tính gợi ý, và không thể thay thế các quyết định của bác sĩ trực tiếp điều trị cho bạn

Vậy hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?

Thuốc điều trị và các nhóm thuốc bổ sung là một phần quan trọng của quá trình điều trị bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Thay đổi lối sống có thể giảm nhẹ bệnh và là phương pháp chính trong điều trị, nhưng không thể chấm dứt hoàn toàn các triệu chứng khó chịu mà vẫn cần có thuốc hỗ trợ.

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc hiệu quả hay không phụ thuộc vào cách bạn hiểu và sử dụng thuốc. 

Thuốc tây dành cho người bị hội chứng ruột kích thích

(NOTE)Lưu ý nhỏ: 

Gần đây Anvida rất hay nhận được câu hỏi liệu thuốc trị đại tràng kích thích có giống với thuốc trị hội chứng ruột kích thích nói chung hay không? 

Câu trả lời là đại đa số các thuốc này đều tác dụng trên đường ruột nói chung thông qua việc tác động lên nhu động và hỗ trợ sự tiêu hoá. Do vậy, không cần phân biệt ra giữa thuốc trị đại tràng và thuốc trị đường ruột. (NOTE)

Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích sẽ chia làm 3 nhóm chính như sau:

1 – Thuốc với mục tiêu điều chỉnh bất thường trong đi tiêu

Tuỳ theo tình trạng phân của bạn mà sẽ xử dụng thuốc khác nhau.

Đối với người mắc phải thể táo bón. 

Có thể kể một số cái tên nổi trội trong thuốc điều trị táo bón như:

  • Bisacodyl để tăng kích thích đi đại tiện và làm mềm phân. 
    • Liều dùng: thuốc kê đơn sử dụng theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ, không quá 20mg/ngày. 
    • Lưu ý: uống khi đói, không sử dụng sữa trước khi uống  
  • Rectiofar, Glycerol hoặc các nhóm thuốc bơm đường hậu môn để làm mềm phân, tăng nhu động đại tràng.
    • Liều dùng: đủ để làm mềm phân, có thể sử dụng từ 3-5 ống/ ngày hoặc hơn nếu vẫn còn táo bón. 
    • Lưu ý: tuỳ theo từng chế phẩn sẽ có cách sử dụng khác nhau nên hỏi trực dược sĩ và bác sĩ. Dùng trước khi đi tiêu 5-15 phút.
  • Atimaza hay các thuốc có chứa Lubiprostone đề điều trị đầy hơi khó tiêu, giảm mót rặn
    • Liều dùng: 8 mcg/ngày 
    • Lưu ý: Dùng sau ăn 30 phút

Đối với người mắc phải thể tiêu chảy

Sẽ thường gặp một số nhóm thuốc sau đây: 

  • Rifaximin hoặc Refix là nhóm thuốc đầu tay của người mắc bệnh ruột kích thích gây tiêu chảy. 
    • Liều dùng: Thuốc kê đơn sử dụng theo hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ. 550mgx3 lần/ngày và dùng trong 14 ngày.
    • Lưu ý: Có thể dùng lúc đói và cả lúc no
  • Loperamide sẽ làm giảm cơn co bóp và tăng thẩm thấu nước trong lòng ruột từ đó giảm triệu chứng tiêu chảy.
    • Liều dùng: 4-8mg/ngày có thể chia làm nhiều lần, liều tối đa khi sử dụng tại nhà là 8mg, tại bệnh viện với chỉ định của bác sĩ là 24mg
    • Lưu ý: Khi đói hoặc no đều được
  • Eluxadoline làm chậm cơn co bóp của ruột (nhu động ruột), tăng khả năng hấp thụ giảm tiêu chảy.
    • Liều dùng: thuốc có thể gây nghiện, cần chỉ định từ bác sĩ. 
    • Lưu ý: Dùng trước khi ăn 15-30 phút 

 

Tuỳ theo tình trạng phân của bạn mà sẽ xử dụng thuốc khác nhau
Tuỳ theo tình trạng phân của bạn mà sẽ xử dụng thuốc khác nhau

2 – Thuốc điều hoà nhu động ruột và giảm co thắt

Thường gặp 2 thuốc chính yếu là: 

  • Trimebutin là nhóm thuốc điều hoà tiêu hoá và chống đầy hơi 
    • Liều dùng: 300-600 mg/ngày chia làm 3 lần 
    • Lưu ý: Có thể dùng khi đói hoặc no, tránh sử dụng cho người lớn tuổi 
  • Dicyclomine HCl (hoặc Bentyl) là nhóm thuốc kháng cholinergic, có tác dụng giảm co thắt cơ dạ dày và ruột, từ đó điều hoà nhu động ruột.
    • Liều dùng: 10mg/ngày, chế phẩm dạng siro 5ml/ngày
    • Lưu ý: Dùng trước hoặc sau ăn đều được 

3 – Nhóm thuốc hướng thần

Nhóm thuốc hướng thần rất hiếm khi được chỉ định và thường phải có các dấu hiệu liên quan đến bệnh tâm lý như: trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng quá độ… 

Do vậy bạn chỉ nên sử dụng theo chỉ định trực tiếp của bác sĩ và không nên tham khảo bất kì nguồn nào khác!

*Thông tin về các thuốc trên chỉ mang tính tham khảo và chỉ dẫn cách sử dụng, không thể thay thế cho chỉ định của bác sĩ 

*Nguồn: Phác đồ cập nhật của Hiệp hội tiêu hoá Mỹ (AGA) và MedScape , liều dùng và lưu ý sử dụng của Dược Thư Quốc Gia và MIMS

Nhóm thuốc đông y và thực phẩm chức năng bổ sung

Ở nước ta, nhờ có sự phát triển y học cổ truyền và đông y, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho các thuốc điều trị ruột kích thích. Ưu điểm của thuốc đông y và các nhóm thuốc chức năng là ít tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài để giảm bớt triệu chứng. 

Do vậy, nếu bạn chưa thật sự được chẩn đoán chính xác và cần sử dụng các nhóm thuốc đông y với mục đích giảm nhẹ các triệu chứng trong thời gian chưa đi khám bệnh được, thì đây là những nhóm thuốc phù hợp cho câu hỏi “hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?”.

Trong y học cổ truyền, hội chứng ruột kích thích được xếp vào các chứng: Tiết tả (phân lỏng), phúc thống (đau bụng), phúc chướng (chướng bụng), tiện bí (táo bón). Nguyên nhân thường là do rối loạn chức năng của phủ tạng, đặc biệt là tỳ vị (dạ dày ruột), thận, can (tim) kèm theo huyết ứ.

Tuy nhiên do sự đa dạng về thể bệnh nên cách sử dụng thuốc đông y sẽ chú ý đến cân bằng âm dương, khai thông khí huyết và ổn định nhu động của dạ dày. Một số vị thuốc đáng chú ý trong điều trị chứng bệnh này: 

  • Bạch truật và Chỉ thực, đặc biệt là trong bài thuốc “Thống tả yếu phương gia vị” – có khả năng giảm tiêu chảy, tăng cường hấp thụ của đường tiêu hoá giảm chướng bụng. Đây là một vị thuốc lâu đời và đã được nghiên cứu cả trong nước và nước ngoài.
    • Vị thuốc Thống tả yếu phương gia vị có chứa Bạch truật cùng với Phòng phong, Xài hồ, Chỉ thực. Với tác dụng giảm thiểu cơn đau bụng, điều hoà khí huyết tỳ vị và hạn chế được tiêu chảy ở người mắc hội chứng ruột kích thích.
  • Trữ ma căn: Vị thuốc này thường thấy trong các bài thuốc an thai và giảm đau bụng thai nhờ khả năng giảm các yếu tố kích thích đường ruột. Theo Sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Trữ ma có chưa Axit Clorogenic, kích thích bài tiết đường mật, tăng khả năng tiêu hoá, nhớ đó vị thuốc này có thể sự dụng như 1 phương thuốc trị đau bụng, kích thích tiêu hoá và dùng được cho cả phụ nữ mang thai.
  • Đảng sâm và Bạch truật, trong bài thuốc “Sâm linh bạch truật tán”: Với khả năng bổ khí kiện tỳ, sẽ là “cứu cánh” quan trọng cho những người mắc RKT thể hỗn hợp, lúc tiêu lỏng lúc táo bón. Đảng sâm là vị thuốc bổ khí, nhưng lại không thiên về tính ôn (mát) hoặc tính táo (nóng) do vậy sẽ là vị thuốc điều trị ruột kích thích hỗn hợp quan trọng.
    • Sâm linh bạch truật tán: Kiện tỳ thẩm thấp sẽ đóng vai trò chủ trị trong vị thuốc này. Công dụng chính của bài thuốc là nâng cao sức khỏe, ngừng tiêu chảy và tăng cường khả năng tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng giảm táo bón.
  • Hậu phác hay còn gọi là Bách bệnh: Như trên gọi đây là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh lý. Đối với người mắc HC ruột kích thích sẽ sử dụng phần vỏ cây, với khả năng chữa ăn không tiêu, kích thích hormone ruột và tăng khả năng bảo vệ đường ruột (Theo nghiên cứu Đại học Nam Đài,TQ).

Các vị thuốc đông y trị bệnh ruột kích thích còn rất nhiều và cực kì đa dạng, tuy nhiên thuốc đông y lại có một nhược điểm thường gặp đó là thiếu tính tiện lợi do phải tán bột hoặc sắc mới có thể sử dụng được. Trong khi đối với người bệnh, thuốc trị ruột kích thích không chỉ đi lâu dài mà phải tiện lợi, khi cần có thể sử dụng ngay để giảm đau, giảm chướng bụng. 

Tuy chỉ thuộc nhóm thực phẩm chức năng, và không hoàn toàn thay thế được thuốc điều trị, nhưng sản phẩm Anvida đại tràng vẫn khai thác được tác dụng của các vị thuốc đông y quan trọng như: Bạch truật, Chỉ thuật, Trữ ma căn, Hậu phác. Tuy nhiên việc khai thác dựa trên cơ sở khoa học là các nghiên cứu đã được công bố của các tài liệu quốc tế. Hiệu quả được chứng minh nhờ các hoạt chất có trong các vị thảo dược có công dụng tương tự các hoạt chất tân dược. Nhờ đó, Anvida đại tràng có những công dụng cụ thể sau: 

  • Hỗ trợ, tăng cường và cải thiện các chức năng của đường ruột.
  • Cải thiện các triệu chứng đau bụng, rối loạn đại tiện, chướng bụng, đầy bụng, phân có nhầy, phân sống.

Anvida là sự kế thừa và phối hợp giữa y học cổ truyền với công nghệ chế tạo tiên tiến trên dây chuyền EECV của Đức. Anvida là thành phẩm từ sự tiện lợi của viên nang và sự an toàn của thuốc đông y.

Ngoài Anvida, còn có một số nhóm thực phẩm chức năng để bổ sung đường tiêu hoá tuy nhiên không phải nhóm thực phẩm chức năng nào cũng phù hợp với bạn. Hãy cùng xem một số TPCN và thuốc bổ sung cso tác dụng hỗ trợ chữa Ruột kích thích: 

  • Men vi sinh: Các nhóm men này sẽ có tác động tích cực lên đường tiêu hoá và rất phù hợp với người mắc HC ruột kích thích. Tuy nhiên không phải men nào cũng phù hợp với bạn, Ví dụ: nếu bạn mắc RKT tiêu chảy thì nên sử dụng các loại men có Saccharomyces boulardii, nhưng men này có thể làm tình trạng táo bón nặng thêm.

Tuỳ thuộc vào thể RKT mà bạn sẽ phù hợp với từng nhóm men riêng, bạn nên tham khảo với dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.   

  • Các loại bột bổ sung chất xơ: Các chất xơ hoà toan rất phù hợp cho người mắc RKT, các chất xơ này sẽ giúp giảm tiêu chảy, táo bón và đầy hơi. 

Tuy nhiên việc lựa chọn chất xơ cũng phải cẩn trọng, vì các nhóm chất xơ chuỗi ngắn, có thể lên men, tạo khí khiến cho tình trạn đau bụng và chướng bụng nặng hơn. Do đó chất xơ phù hợp với người bị RKT phải là các chất chuỗi dài, ít lên men.

  • Vitamin: Nhấn mạnh với bạn đọc rằng hiện nay chưa có một nhóm vitamin nào phụ hợp thật sự cho người mắc hội chứng ruột kích thích. 

Bạn có thể sử dụng vitamin nhưng các vi chất này sẽ đóng vai trò chất bổ sung, tăng cường sức khoẻ và sức đề kháng chứ không mang lại giá trị hỗ trợ cho RKT.

*Lưu ý các thuốc TPCN chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị, không thay thế được thuốc điều trị. Khi sử dụng có thể xin tư vấn cụ thể từ bác sĩ hoặc chuyên gia.

Bài tập tâm lý cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Bài tập sẽ giúp thư giãn cơ thể, bỏ qua các trạng thái tâm lý căng thẳng, lo âu
Bài tập sẽ giúp thư giãn cơ thể, bỏ qua các trạng thái tâm lý căng thẳng, lo âu

Chúng ta đã cùng đi qua đầy đủ các nhóm thuốc trị ruột kích thích, tuy nhiên trong điều trị ruột kích thích vẫn có một vấn đề nữa đó là tâm lý của người bệnh. Trước đây vấn đề tâm lý của người mắc RKT nổi trội đến nỗi người ta nghỉ đó là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này! 

Tuy ngày nay tâm lý không nằm trong nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng chúng vẫn là một nguyên nhân kích thích gây ra cơn đau bụng và mắc đi tiêu trong RKT. Sẽ thật khó chịu khi mà bạn đang gặp lo âu, căng thẳng, phải hoàn thành công việc trước mắt những lại bị cơn đau quặng khó chịu làm phiền. 

Do vậy ANVY sẽ chia sẽ cho bạn 2 phương pháp điều trị tâm lý, đã được nghiên cứu và có hiệu quả cao: 

Thở bằng cơ hoành (thở bằng bụng)

Bài tập sẽ giúp bạn thư giãn cơ thể, bỏ qua các trạng thái tâm lý căng thẳng, lo âu. 

  • Bước 1: Tư thế ngồi thoải mái đặt tay lên vùng bụng (trên rốn), nhắm mặt và để ý đến nhịp thở của bản thân. 
  • Bước 2: Hít thật sâu, dồn hơi thở xuống bụng, bạn sẽ cảm nhận được bàn tay nâng lên
  • Bước 3: Thở ra chậm rãi, bạn có thể thở ra đủ 4 giây và tiếp tục hít vào. Thực hiện liên tục từ 5-10 lần

*Lưu ý bài tập không nhất thiết phải theo chính xác hướng dẫn, thực hiện sao cho bản thân thật thoải mái, chỉ cần chú ý nhịp thở và hít vào thở ra thật chậm. 

Bài tập thư giãn cơ bắp:

Tương tự như 1 bài tập Yoga, bài tập này sẽ cố gắng giúp cơ thể kéo căng rồi thư giãn hoàn toàn các vùng cơ bắp. Khi kết hợp với bài tập thở bụng sẽ tác động sâu sắc đến sự lo lắng và căng thẳng.

Tư thế ngồi thoải mái, nên thực hiện tại nhà, khi một mình, tốt nhất là vào mổi buổi sáng. 

  • Bước 1: Thực hiện động tác thở bằng bụng, trong lúc nhắm mắt hãy thực hiện các động tác cau mày, giãn cơ mặt, trong lúc thực hiện hãy để ý đến việc giãn và co cơ trên mặt. Giữ nguyên động tác giãn cơ mặt trong 5s 
  • Bước 2: Căng cơ hàm giữ nguyên trong 5s rồi thử giãn toàn bộ cơ mặt, trong lúc này hãy tự nhũ với bản thân rằng căng thẳng đang dần ít lại, không còn cảm giác lo âu.
  • Bước 3: Nhún vai và đưa cổ qua 2 bên chậm rãi, giữ nguyên tư thế căng cổ và vai đếm đến 3 rồi thả lỏng.
  • Bước 4: Đưa 2 tay ra sau lưng đến khi cảm giác căng nhẹ ở bắp tay, giữ nguyên trong 3s, rồi đưa về vị trí thư giãn và hít thở đều. 
  • Bước 5: Đưa 2 chân thẳng về phía trước, đến khi cảm thấy căng nhẹ ở vùng đầu gối thì giữ nguyên trong 3s, sau đó thả lỏng và hít thở đều. 
  • Bước 6: nhắm mắt và thở đều, cảm nhận cơ thể còn vị trí nào vẫn căng thẳng, nếu có thực hiện lại căng và thư giãn ở vùng đó. 

Bạn có thể thay đổi các động tác căng cơ tuỳ theo ý thích, chỉ cần đảm bảo được 3 bước giãn cơ, thả lỏng và hít thở đều. 

Bằng cách dành thời gian để tìm hiểu về Hội chứng ruột kích thích, xác định các yếu tố kích thích cơn đau bụng, sử dụng thuốc trị hội chứng ruột kích thích thật hợp lý, kèm theo thực hành các bài tập thư giãn điều trị ruột kích thích, bạn sẽ từng bước, từng bước kiểm soát được hội chứng này. Nên nhớ! Hãy kiên nhẫn với bản thân và tự nhủ đây là căn bệnh dai dẳng và sẽ là “cuộc chiến” lâu dài!

Nếu cần được tư vấn thêm về các bệnh lý đại tràng hay thông tin về các sản phẩm dùng cho người bị các bệnh lý đại tràng hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 234 558 để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất.

Tài liệu tham khảo: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *