Rối loạn chức năng đại tràng là một tình trạng làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của chúng ta. Hầu như người nào cũng mắc phải tình trạng này một lần trong đời bởi nó có thể xảy ra bởi những nguyên nhân xuất phát từ sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên khi rối loạn chức năng đại tràng xảy ra thường xuyên thì cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh lý nghiêm trọng như Hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, hay thậm chí là tắc ruột. Hãy cùng các chuyên gia Anvy tìm hiểu kỹ về vấn đề này cùng các biện pháp điều trị hiệu quả.
Rối loạn chức năng đại tràng là gì?
Đại tràng là bộ phận ruột già của cơ thể. Bình thường ruột và đại tràng có các nhu động sinh lý giúp đẩy thức ăn trong quá trình tiêu hóa từ ruột non xuống đại tràng (ruột già) cũng như giúp đẩy phân thải ra ngoài.
Rối loạn chức năng đại tràng là một bệnh gây ra bởi hiện tượng tăng hoặc giảm nhu động đường ruột so với nhu động bình thường gây ra các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón (tùy vào sự thay đổi độ đặc của các chất chứa trong ruột cũng như tình trạng nhu động ruột của mỗi người).
Theo tạp chí dịch tễ học lâm sàng, có đến 11% dân số trên thế giới mắc phải triệu chứng này. Đa phần bệnh kéo dài suốt đời khiến người bệnh rất khó chịu khi phải sống chung với bệnh và thường ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của mình. Cho đến hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh này, nhưng việc thay đổi chế độ ăn uống kết hợp với dùng thuốc thường có thể giúp kiểm soát các triệu chứng hiệu quả.
Rối loạn chức năng đại tràng có thể đi kèm các triệu chứng khác nữa tùy nguyên nhân người bệnh mắc bệnh gì cụ thể. Một số loại bệnh phổ biến với biểu hiện có rối loạn chức năng đại tràng như Hội chứng ruột kích thích, Bệnh Crohn, Bệnh Celiac, Đường ruột bị tắc.
Triệu chứng – dấu hiệu cho biết bạn bị rối loạn chức năng đại tràng
Các triệu chứng của bệnh rối loạn chức năng đại tràng có thể khác nhau ở mỗi người và mỗi thể bệnh. Nhưng có một số triệu chứng phổ biến hay được bắt gặp trên hầu hết những người bệnh như là một dấu hiệu chỉ điểm cho hiện tượng này. Đó là những triệu chứng như:
- Khó chịu hoặc đau bụng, thậm chí có thể đau dữ dội
- Khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng
- Buồn nôn (thường vào buổi sáng hoặc khi thay đổi thời tiết)
- Tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày
- Hoặc táo bón, đôi khi tiêu chảy xen lẫn táo bón.
Rối loạn chức năng đại tràng do một số bệnh lý nghiêm trọng có thể thấy các triệu chứng khác như sốt và giảm cân dần dần hoặc đột ngột. Đặc biệt, nếu bạn thấy trong phân của mình có máu, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức vì điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh nguy hiểm.
Các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh rối loạn chức năng đại tràng
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn chức năng đại tràng vẫn chưa xác định được nhưng các yếu tố nguy cơ có thể góp phần làm phát triển bệnh đã được đề cập đến gồm:
- Các yếu tố môi trường, ví dụ như ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nơi ở không sạch sẽ…
- Do lịch sử di truyền của gia đình
- Do những thay đổi của vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột, ví dụ như sự phát triển quá mức cho phép của các vi khuẩn có hại
- Các yếu tố liên quan đến lối sống như hút thuốc, chế độ ăn uống không lành mạnh, điều độ. Việc không thường xuyên vận động hay tập luyện cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh.
- Uống một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Đây là những yếu tố tiềm ẩn khiến nguy cơ đại tràng bị rối loạn chức năng nhiều hơn những người bình thường. Tuy nhiên, bất kì người nào cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh vì những căn bệnh cụ thể cần được tìm hiểu rõ để có hướng điều trị phù hợp.
Nguyên nhân bệnh sinh của rối loạn chức năng đại tràng
Ngoài những yếu tố gây nên nguy cơ mắc rối loạn đại tràng đã nêu trên, các bệnh lý mãn tính cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đó là những bệnh liên quan đến đường ruột, phổ biến nhất là những căn bệnh sau:
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS), hay còn gọi là rối loạn co thắt đại tràng là một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn. Đây là một chứng rối loạn chức năng đại tràng phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Những người bị IBS thường bị đầy hơi, đau bụng và chuột rút.
Các nhà nghiên cứu phân loại IBS dựa trên vấn đề chuyển động ruột mà bạn gặp phải. Việc phân loại này có thể ảnh hưởng đến hướng điều trị cũng như kết quả điều trị đạt được của bạn. Nhiều loại thuốc chỉ có tác dụng đối với một số loại IBS cụ thể mà không phải mọi thể bệnh. Thông thường, những người bị IBS đi tiêu bình thường trong một số ngày và bất thường vào những ngày khác.
Phân loại IBS bạn mắc phải tùy thuộc vào nhu động ruột bất thường mà bạn gặp phải:
- Hội chứng ruột kích thích thể táo bón (IBS-C): phân cứng và vón cục, nguyên nhân thường do giảm nhu động ruột.
- Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy (IBS-D): phân của bạn đều lỏng và có nước, thường có hiện tượng tăng nhu động ruột.
- Hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp (IBS-M): đi tiêu phân cứng và vón cục xen kẽ phân lỏng và nước. Thường là táo lúc đầu và lỏng đoạn sau.
Không có liệu pháp cụ thể nào phù hợp với tất cả mọi người, nhưng hầu hết những người mắc IBS có thể tìm thấy một phương pháp điều trị phù hợp với họ. Các lựa chọn điều trị điển hình bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và lối sống phù hợp với cuộc sống của bạn.
Nhiều người nhận thấy rằng với những thay đổi này, các triệu chứng được cải thiện:
- Thay đổi chế độ ăn uống:
- Tăng chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn – ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và các loại hạt.
- Thêm chất xơ bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Tránh cafein từ cà phê, socola, các loại trà và nước ngọt.
- Hạn chế đường lactose từ pho mát và sữa. Tăng cường bổ sung canxi từ các nguồn khác như bông cải xanh, rau bina, cá hồi hoặc từ thực phẩm bổ sung.
- Tập thể dục thường xuyên, bỏ hút thuốc.
Bệnh Crohn (viêm ruột)
Bệnh Crohn (IBD) là bệnh viêm đường tiêu hóa. Nó có thể gây đau đớn, suy nhược cơ thể và đôi khi có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Viêm ruột là một tình trạng viêm do hiện tượng rối loạn miễn dịch, các tế bào miễn dịch của cơ thể nhận diện nhầm các tế bào bình thường là tế bào lạ nên tấn công các tế bào này làm hỏng các mô của đường tiêu hóa từ miệng đến hậu môn.
Căn bệnh này chủ yếu liên quan đến hệ thống đường ruột, nhưng ngoài ra nó cũng có thể xuất hiện những biểu hiện ngoài đường tiêu hóa như ảnh hưởng đến da, khớp, xương, mắt, thận và gan. Các triệu chứng của bệnh Crohn có thể thấy như loét ruột , khó chịu và đau bụng dữ dội, rối loạn phân…
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí NCBI của Mỹ, bệnh viêm ruột không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn có thể xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh Crohn ở trẻ em biểu hiện tương tự như ở người lớn nhưng cũng có thể gặp các triệu chứng khác như tăng trưởng kém và thiếu máu. Theo một báo cáo trên tạp chí NIH của Mỹ vào năm 2017, nghiên cứu trên 49 bệnh nhân trẻ em bị bệnh Crohn cho thấy rằng có tới một phần ba số trẻ bị viêm ruột phát triển thành các biến chứng ruột sau 5 năm được chẩn đoán bệnh.
Bệnh Celiac
Bệnh Celiac là bệnh ruột nhạy cảm với gluten là một loại protein có ở trong các loại thực phẩm làm từ các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch… Hiểu đơn giản hơn, đây chính là bệnh rối loạn tiêu hóa và có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể. Nếu người mắc bệnh Celiac khi ăn thực phẩm có chứa gluten sẽ khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lớp niêm mạc bên trong của ruột non gây ra viêm ruột.
Người mắc bệnh Celiac thường gặp phải các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, phân nhầy, có máu và giảm cân không có nguyên nhân, thiếu máu do thiếu chất sắt, xương yếu, giòn, đau khớp và cứng khớp, rối loạn da, da phồng rộp, ngứa ran ở bàn tay và bàn chân, suy nhược cơ thể, kinh nguyệt không đều, vô sinh hoặc sảy thai….
Theo khảo sát từ Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa, cứ 141 người Mỹ thì có khoảng 1 người mắc bệnh căn bệnh này. Tuy vậy, không có biện pháp nào để chữa trị triệt để căn bệnh này. Người bị bệnh cần phải loại bỏ tất cả các loại thực phẩm có chứa gluten ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của họ. Đó là các sản phẩm như bánh mì, bông lan, bánh nướng, bia…
Bệnh tắc ruột
Tắc ruột là một tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra tại một phần hoặc toàn bộ ruột. Theo vị trí có thể tắc tại ruột non hay ruột già, được gọi là ruột kết. Khi tắc nghẽn xảy ra ngăn cản việc đào thải phân và khí thải ra ngoài, đây là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và cần được xử lý ngay lập tức. Thậm chí nhiều trường hợp người bệnh phải phẫu thuật.
Các nguyên nhân phổ biến nhất của tắc nghẽn cơ học là dính, thoát vị và khối u. Một số nguyên nhân khác có thể là do viêm túi thừa, dị vật, xoắn ruột, táo bón lâu ngày… Tắc ruột nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như: mất nước, mất cân bằng điện giải, thủng ruột, dẫn đến nhiễm trùng ổ bụng. nhiễm trùng huyết và có thể gây tử vong.
Điều trị tắc ruột tùy tình trạng có thể bắt đầu từ phương pháp điều trị đơn giản bằng cách cho ruột nghỉ ngơi và truyền dịch qua đường tĩnh mạch (IV). Ruột nghỉ ngơi có nghĩa là bạn sẽ không được ăn gì hoặc chỉ có ăn lỏng, dễ tiêu trong suốt thời gian đó. Điều trị mất nước là quan trọng. Có thể bắt đầu truyền dịch qua đường tĩnh mạch để điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải. Một ống thông có thể được đưa vào bàng quang để loại bỏ chất lỏng. Phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả người bệnh cần được cân nhắc điều trị can thiệp ngoại khoa.
Trên đây là những nguyên nhân khiến đại tràng của bạn bị rối loạn chức năng và gây nên những triệu chứng khiến bạn luôn đau đớn và khó chịu. Vậy làm sao để giải quyết những vấn đề đang khiến bạn không thoải mái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày này? Cùng tìm hiểu tiếp về liệu trình cũng như các phương pháp chữa trị rối loạn đại tràng hiệu quả ngay dưới đây!
Điều trị rối loạn chức năng đại tràng như thế nào cho hiệu quả, an toàn?
Kế hoạch điều trị rối loạn chức năng đại tràng khác nhau tùy thuộc vào bệnh rối loạn đường ruột mà một người mắc phải. Biện pháp đơn giản đầu tiên mà người bệnh nên thực hiện là thay đổi lối sinh hoạt hàng ngày và chế độ ăn uống để có thể cải thiện chức năng đại tràng. Sử dụng các loại thuốc và thử các phương pháp điều trị y tế khác như phẫu thuật… cũng sẽ được sử dụng tùy theo tình trạng bệnh cụ thể của người bệnh.
Thay đổi lối sống để phòng ngừa và điều trị bệnh
Tùy vào tình trạng rối loạn chức năng đại tràng mà một người có thể kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ bùng phát nghiêm trọng bằng cách thực hiện các thay đổi lối sinh hoạt hàng ngày và chế độ ăn uống như sau:
- Tránh ăn sản phẩm chứa gluten, caffeine
- Giảm thiểu sử dụng thực phẩm khó tiêu hóa
- Tập thể dục thể thao thường xuyên
- Giảm căng thẳng, làm việc quá sức
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc
Điều trị rối loạn chức năng đại tràng bằng tây y
Điều trị rối loạn đại tràng bằng Tây y cũng là một biện pháp phổ biến và hiệu quả khi người bệnh đi khám. Bác sĩ sẽ cho bạn các loại thuốc để điều trị một số triệu chứng cụ thể như tiêu chảy và táo bón. Một số loại thuốc tây y điển hình mà bác sĩ thường dùng để điều trị rối loạn đại tràng bao gồm:
- Thuốc ức chế miễn dịch
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị tiêu chảy
- Thuốc làm mềm phân, giúp nhuận tràng
- Thuốc corticosteroid
Điều trị rối loạn chức năng đại tràng bằng các bài thuốc đông y
Đông y từ trước đến nay đã được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh một cách an toàn và hiệu quả. Một số cây thuốc theo y học cổ truyền có chức năng hỗ trợ rối loạn đại tràng bao gồm:
- Chữa tiêu chảy và táo bón từ bắp cải: ăn hoặc ép nước uống thường xuyên sẽ giúp chúng ta đi đại tiện bình thường
- Chữa co thắt đại tràng từ lá vối: sử dụng 200g lá vối tươi rửa sạch, vò nát rồi đun sôi với 2 lít nước. Để nguội và uống nhiều lần trong ngày.
- Giảm triệu chứng rối loạn đại tràng bằng nha đam: trộn ruột nha đam đã được làm sạch sẽ xay với mật ong theo tỷ lệ 2:1, bảo quản hỗn hợp trong tủ lạnh. Mỗi ngày sử dụng khoảng 2-3 thìa sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng của đại tràng bị rối loạn, đặc biệt là táo bón. Không dùng nha đam cho phụ nữ có thai, người bệnh tiêu chảy.
- Nghệ tươi giúp giảm rối loạn co thắt đại tràng: Xay nhuyễn 200g nghệ tươi cùng 300g ngải cứu. Sau đó chắt lấy nước nấu chung với mật mật ong đến khi cô đặc. Bảo quản hỗn hợp trên trong lọ thủy tinh để sử dụng dần dần. Mỗi lần lấy 2 thìa pha cùng nước ấm rồi uống. Mỗi ngày dùng khoảng 2 – 3 lần.
Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược
Ngày nay, các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên là lựa chọn thông minh an toàn cho người bệnh trong rất nhiều bệnh. Một trong những số đó không thể không kể đến TPBVSK Anvida đại tràng, sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ những loại thảo dược có công dụng hỗ trợ cho người bị viêm đại tràng, hội chức ruột kích thích.
TPBVSK Anvida đại tràng có chứa 5 loại thảo dược an toàn, dựa trên nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia Anvy. Đặc biệt công nghệ chiết xuất EECV hiện đại hàng đầu từ Đức giúp chiết xuất hàm lượng hoạt chất cao, bảo toàn tác dụng của hoạt chất một cách tối đa.
Bài viết trên chắc hẳn đã phần nào giúp các bạn có được những kiến thức đầy đủ để có hệ đường ruột hoạt động ổn định hơn. Bên cạnh đó chúng tôi cũng hy vọng bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng hơn phần nào trong việc lựa chọn phương pháp chữa bệnh rối loạn chức năng đại tràng hiệu quả, an toàn. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 234 558 để được giải đáp cụ thể nhất.