Kiến thức bệnh học

Tất tần tật bệnh liên quan đau bụng bên trái cạnh sườn

Bạn bị đau bụng bên trái cạnh sườn là một triệu chứng cho thấy cơ thể bạn đang có những bất thường có thể là một bệnh nào đó liên quan đến các cơ quan nội tạng thuộc vùng bụng trái cạnh sườn. Ngoài triệu chứng chính là đau bụng thì người bệnh sẽ có các triệu chứng khác đi kèm để chỉ điểm cơ quan có thể đang bị tổn thương như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, thay đổi tính chất phân, nước tiểu… Tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về những bệnh mà bạn có thể gặp phải!

Mục lục

Giải phẫu, chức năng cơ quan, nội tạng ở vùng bụng bên trái cạnh sườn

Bụng là vùng chứa các cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể. Khung xương sườn phía bên trên bụng gắn liền với cột sống và xương ức có nhiệm vụ chính trong việc bảo vệ các cơ quan nội tạng đó. Ở vùng bên trái của bụng cạnh sườn có những cơ quan như:

  • Đại tràng: Đây là bộ phận thuộc ống tiêu hóa bắt đầu ở cuối ruột non. Chức năng chính của chúng là hấp thu nước và các chất điện giải từ thức ăn đẩy xuống từ ruột non. Đồng thời chúng cũng có nhiệm vụ đóng khuôn chất thải và đẩy xuống hậu môn để thải ra ngoài. 
  • Ruột: Thuộc đường tiêu hóa nằm sau dạ dày và trước đại tràng. Đây là nơi mà phần lớn chất dinh dưỡng từ thức ăn được hấp thu vào cơ thể
  • Lá lách: Chức năng chính của lá lách đó là lọc máu, cụ thể đó là lọc ra những tế bào hồng cầu cũ hoặc bị hư hỏng và loại bỏ chúng. Những tế bào bị hư hỏng đó có thể vẫn còn sót lại những thành phần có ích khi đó cũng sẽ được lá lách nhận biết và giữ lại ví dụ như sắt. Bên cạnh đó lá lách cũng tạo ra các tế bào bạch cầu tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể. 
  • Dạ dày: Bộ phận quan trọng của đường tiêu hóa với 2 nhiệm vụ chính là co bóp để nghiền nát thức ăn và phân hủy chúng bằng dịch vị dạ dày. 
  • Thận: Cơ quan bài tiết nước tiểu của cơ thể. Các chất độc hại có trong máu được thận lọc ra và bài tiết qua đường nước tiểu. Đồng thời thận cũng có vai trò duy trì ổn định thể tích máu trong cơ thể.

Với những cơ quan nội tạng ở bụng bên trái cạnh sườn đã được chỉ ra như trên từ đó kết hợp với các triệu chứng đi kèm chính là cơ sở để chẩn đoán sơ bộ những bệnh lý đang gây ra biểu hiện đau bụng bên trái cạnh sườn

Đau bụng bên trái

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị từng bệnh cụ thể với các bệnh có kèm triệu chứng đau bụng bên trái cạnh sườn

Viêm đại tràng

Đại tràng là nơi chứa chất cặn bã của cơ thể nên đại tràng rất dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Một số loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm như khuẩn lao, lị amip. Khởi điểm sẽ là những đợt viêm đại tràng cấp. Nếu người bệnh không được điều trị triệt để sẽ tiến triển thành viêm đại tràng mãn. 

Bên cạnh đó viêm đại tràng có thể bắt nguồn từ bệnh Crohn, từ hóa chất độc hại trong thức ăn hoặc từ các loại thuốc, điển hình là thuốc xổ. Các thói quen xấu như ăn không đúng bữa, ăn quá nhanh, ăn nhiều các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ , uống nhiều bia rượu cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây ra viêm đại tràng.

Các triệu chứng viêm đại tràng điển hình 

  • Đau bụng: Cơn đau thường xuất phát ở hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn trái, phải. Sau đó cơn đau lan ra thành đau bụng dọc theo khung đại tràng. Bệnh nhân thấy đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ, khi đau thường cảm thấy mót đi ngoài, đi ngoài được thì giảm đau. Cơn đau là nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ viêm đại tràng.
  • Rối loạn đại tiện: Táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ nhau. Tiêu chảy có thể phân lẫn nhày, máu. Mót rặn, sau khi đi ngoài thì hậu môn bị đau rát.

Khi bệnh viêm đại tràng kéo dài dai dẳng, nguy cơ cao dẫn đến viêm đại tràng mạn tính với những triệu chứng như đau bụng kéo dài, phân bất thường có thể vừa táo bón xen kẽ tiêu chảy, lâu dần làm cho cơ thể bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược.

Điều trị 

  • Một số phương pháp tự nhiên có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh như: sử dụng các liệu pháp thảo dược kết hợp với y học cổ truyền như gel lô hội, butyrate, curcumin (có trong củ nghệ)… kết hợp với lối sống khoa học bằng cách tập thể dục, tập yoga, ăn các loại thức ăn có chứa chất xơ…
  • Phương pháp sử dụng thuốc: phương pháp này cần có sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Một số loại thuốc thường dùng như thuốc kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn. Viêm đại tràng mãn tính có thể được chỉ định chống viêm không steroid, thuốc ức chế miễn dịch…
  • Chỉ định phẫu thuật hiếm khi được đặt ra với người bị viêm đại tràng. Tuy nhiên khi mọi phương pháp điều trị đều không đáp ứng, bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thể trạng người bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị tổn thương. 

Hội chứng ruột kích thích

 Đau bụng thường xuyên có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. 

Nguyên nhân thường gặp 

  • Nhiễm khuẩn
  • Phiền muộn, căng thẳng trong cuộc sống
  • Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm  

Các triệu chứng thường gặp

  • Hay đau bụng đặc biệt là đau bụng thành cơn khi ăn đồ ăn bị kích ứng hoặc đau sau khi ăn no nhưng đi ngoài xong là hết đau.
  • Thay đổi nhu động ruột có thể là tăng hoặc giảm nhu động ruột.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy 
  • Triệu chứng báo động như: phân có nhày máu, các triệu chứng khác kéo dài hoặc nặng nề khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược

Điều trị

Để cải thiện triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống khoa học và sử dụng thuốc hợp lý. 

  • Chế độ ăn: tránh ăn những thực phẩm không thích hợp như đồ ăn khó tiêu, dễ sinh hơi (bánh ngọt, hoa quả nhiều đường…), đồ uống chứa cồn hoặc có gas, thức ăn để lâu bảo quản không tốt, đặc biệt là những loại thực phẩm gây ra kích ứng cho đại tràng người bệnh.  
  • Chế độ tập luyện: tập thể dục, khí công, giảm stress, ngủ đủ giấc. Đặc biệt là tập chế độ đại tiện 1 lần/ ngày và xoa bụng buổi sáng khi mới ngủ dậy để kích thích đại tiện. 
  • Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng: thuốc giảm đau, giảm co thắt (Duspataline, No-spa, Spasfon…); thuốc chống táo bón (Forlax, Tegaserod…), cầm tiêu chảy (Smecta, Actapulgite…); thuốc chống sinh hơi (Meteospasmyl, pepsan…); thuốc an thần kinh (Rotunda, Seduxen…). Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Lá lách to

Nguyên nhân gây ra lách to là do cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng, các bệnh lý về gan, về máu đều có thể là nguyên nhân làm cho lá lách to lên.

Triệu chứng

Bệnh nhân có thể cảm thấy đau vùng bụng bên trái, có thể lan sang vai trái, thiếu máu, thường xuyên bị nhiễm khuẩn và dễ chảy máu (do thiếu hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu), cơ thể mệt mỏi…

Điều trị

  • Chủ yếu điều trị trực tiếp nguyên nhân làm cho lách to ví dụ như nhiễm khuẩn, nhiễm virus bằng các loại thuốc kháng sinh, kháng virus…
  • Nếu điều trị nội khoa không đáp ứng thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt lách. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt lách thành công có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng sau khi bệnh nhân hồi phục. Để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm một số loại vacxin cần thiết trước và sau khi cắt lách, sử dụng kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn và cần đi khám ngay khi có triệu chứng như sốt. 
Lá lách to có thể là nguyên nhân gây đau bụng bên trái
Lá lách to có thể là nguyên nhân gây đau bụng bên trái

Đau thận trái do sỏi thận

Sỏi thận hình thành có thể là do lắng đọng các khoáng chất có trong nước tiểu, do chế độ ăn uống không lành mạnh như uống ít nước, ăn nhiều muối, kali… cũng có thể do rối loạn chuyển hóa hoặc do thuốc. 

Triệu chứng

Bệnh nhân thấy đau bụng bên trái kèm đau vùng thắt lưng do vị trí thận ở mạn sườn trái, cơn đau sẽ xuyên ra sau lưng, đau quặn từng cơn, càng đi lại càng đau. Bên cạnh đó còn có biểu hiện tiểu buốt, tiểu đau, nước tiểu có máu… Nếu kèm theo nhiễm khuẩn niệu, có thể xuất hiện tiểu đục (tiểu mủ), có thể tiểu ra sỏi.

Điều trị

  • Các phương pháp hỗ trợ tự nhiên bằng chế độ ăn uống rèn luyện sức khỏe như uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế ăn muối, đồ ăn chứa oxalat và protein động vật, canxi… để ngăn ngừa hình thành sỏi thận. Bên cạnh đó cần kết hợp với thể dục thể thao tăng cường sức khỏe hằng ngày. 
  • Khi sỏi trở nên to và gây đau trầm trọng, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp bằng các phương pháp hiện đại ngày nay như nội soi tán sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể…

Viêm loét dạ dày

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thường thấy nhất đó là do vi khuẩn HP, do stress, lo lắng kéo dài; thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học; cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc. 

Triệu chứng

Đau dạ dày thường biểu hiện đau ở vùng thượng vị, tuy nhiên có thể lan ra và gây đau bụng bên trái cạnh sườn. 

Cơn đau thường đi kèm với những triệu chứng như ợ hơi, ợ chua… 

Ngoài ra bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, nôn, có thể nôn ra máu khi loét nặng.

Điều trị 

  • Các loại thuốc tây y sử dụng theo đơn như: thuốc kháng acid, thuốc diệt vi khuẩn HP, thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc bao vết loét…
  • Các loại thảo dược thiên nhiên: củ Nghệ (chứa Curcumin), chè Dây, lá Khôi…
  • Sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày là một lựa chọn rất tốt cho người bệnh. Anvitra là một ví dụ điển hình trong nhóm này đang được rất nhiều bác sĩ và người bệnh tin dùng vì hiệu quả và an toàn.
  • Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ? 

Nếu các cơn đau bụng bên trái cạnh sườn của bạn nhẹ hoặc thi thoảng xảy ra rồi tự hết và hồi phục nhanh chóng thì có thể không phải nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên khi cơn đau dai dẳng hoặc tái phát nhiều lần với tần suất và mức độ ngày càng tăng thì cần tới bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và được điều trị phù hợp.

Nhận biết cơn đau bụng của bạn nghiêm trọng hoặc kèm theo các triệu chứng đáng báo động khác, bao gồm:

  • Nôn mửa hoặc ho ra máu
  • Buồn nôn và nôn liên tục
  • Phân đen hoặc có máu
  • Sốt, ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi ban đêm
  • Chướng bụng hoặc đầy hơi
  • Thở gấp hoặc khó thở
  • Chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu

Anvida cứu cánh cho bệnh đau bụng bên trái cạnh sườn nào?

Khi bạn bị đau bụng thường sẽ hay được hướng dẫn sử dụng thuốc tây y nếu không có các dấu hiệu ngoại khoa. Sử dụng thuốc Tây y có ưu điểm là tác dụng nhanh, giảm cơn đau trong thời gian ngắn. Tuy nhiên khi bạn phải sử dụng thuốc tây kéo dài sẽ có nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn. 

Anvida đại tràng

Bên cạnh thuốc Tây y thì Đông y cũng là một lựa chọn người bệnh hay dùng. Thuốc Đông y cũng có hiệu quả nhất định bên cạnh đó lại hạn chế được khá nhiều tác dụng phụ của Tây y. Tuy nhiên lựa chọn bài thuốc hay sản phẩm Đông y nào lại là một yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của việc điều trị. 

Hiện nay có những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được chiết xuất từ thảo dược bằng dây chuyền chiết xuất hiện đại đem lại cho người bệnh những lựa chọn mới hiệu quả, an toàn, đáng tin cậy. 

Với bệnh nhân bị các bệnh lý như Viêm đại tràng hay Hội chứng ruột kích thích có một lựa chọn rất đáng lưu tâm là sản phẩm Anvida đại tràng. Anvida đại tràng có công thức gồm các vị thảo dược như trữ ma căn, chỉ thực, mộc hương, bạch truật, xuyên tâm liên, hậu phác, có tác dụng hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp cải thiện các triệu chứng cũng như giải quyết nguyên nhân tận gốc của bệnh Viêm đại tràng, Hội chứng ruột kích thích.

Nếu bạn cần được tư vấn thêm về các kiến thức bệnh học hay các vấn đề về sức khỏe của mình hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline mễn cước 1800 234 558 để được tư vấn đầy đủ, chính xác nhất. 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
Để lại số điện thoại của bạn để được tư vấn miễn phí
0 Tất cả bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anvida có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc