Ăn xong đau bụng đi ngoài có bình thường không? Đầy đủ cách điều trị

Ăn xong phải ôm bụng chạy vào nhà vệ sinh để “giải quyết” nhu cầu là điều cực kỳ phiền toái. Ai cũng đã từng gặp phải hiện tượng này. Đây có thể chỉ là một biểu hiện cấp tính, nhưng cứ ăn xong là bị đau bụng đi ngoài kéo dài liên tục thì lại có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý mãn tính hoặc thậm chí nguy hiểm. Người bệnh cần hiểu rõ và tuyệt đối không được chủ quan với sức khỏe của mình để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.  

Tổng quan về tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài  

Đau bụng đi ngoài sau khi ăn là hiện tượng hay gặp phải, thông thường thì sẽ không nghiêm trọng. 

Bình thường sau khi thức ăn được hấp thu và đi vào đại tràng, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone gây co bóp đại tràng. Những cơn co thắt này giúp đẩy phân dần về bóng trực tràng, tạo cảm giác buồn đi đại tiện. Nếu tình trạng phân bình thường như phân không lỏng, không rắn, không có màu khác lạ và đi ngoài không quá 2 lần/ngày thì đây là phản xạ dạ dày – ruột bình thường. 

Ngược lại, khi có một lý do bất thường nào đó phản xạ co bóp này diễn ra dữ dội khiến cho cơ thể không thể chịu được phải đi đại tiện ngay là hiện tượng bất thường. Đi kèm với đó là tình trạng phân nát, dẹt, lỏng, thay đổi màu sắc, đi ngoài quá hai lần một ngày. 

Vậy ăn vào là đau bụng đi ngoài là bệnh gì? Có nguy hiểm đến sức khỏe không? Đâu là dấu hiệu của bệnh lý trên đường ruột cần phải đặc biệt chú ý. Cùng tìm hiểu đầy đủ hơn các nguyên nhân gây bệnh cụ thể để biết rõ mức độ bệnh.

Nguyên nhân do bệnh lý

Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng ăn vào bị đau bụng đi ngoài có thể là triệu chứng ban đầu của một số bệnh lý như: 

Viêm dạ dày ruột cấp tính

Viêm dạ dày ruột cấp tính

Nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính thường là vi khuẩn hoặc virus như rota virus, norovirus và enterovirus hoặc do vi khuẩn như lỵ trực khuẩn, Campylobacter, ký sinh trùng như Entamoeba histolytica, Giardia lamblia và Cryptosporidium rất nguy hiểm. Khi các loại virus, vi khuẩn, kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể sẽ gây viêm và kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.

Viêm dạ dày ruột khiến cho hệ tiêu hóa của người bệnh trở nên nhạy cảm với các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như đồ chiên rán, cay… Ăn các loại thực phẩm này khi mắc viêm dạ dày ruột có thể dẫn đến đau dạ dày và tiêu chảy ngay sau khi ăn. Một số triệu chứng đi kèm khác bao gồm:

  • Chuột rút ở bụng
  • Sốt
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau đầu
  • Mất cảm giác thèm ăn 

Điều quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm máu, phân và khai thác tiền sử bệnh. 

Hội chứng ruột kích thích

Đây là hội chứng mà người bệnh thường nghĩ đến nhiều nhất khi gặp vấn đề ăn vào là đau bụng tiêu chảy lặp đi lặp lại nhiều lần, liên tục. Hội chứng ruột kích thích là rối loạn thường gặp ở ruột già với các biểu hiện như chuột rút, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi và rối loạn đại tiện. Đây là bệnh mạn tính cần phải được kiểm soát lâu dài.

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng này, có thể là do rối loạn miễn dịch, do căn nguyên tâm lý (rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng…) và nhiều nguyên nhân khác như yếu tố di truyền, ăn uống, dùng thuốc, nội tiết…

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học và quản lý căng thẳng là những gì người bệnh cần làm đầu tiên để kiểm soát và ngăn không cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Một số trường hợp đặc biệt sẽ cần phải được điều trị bằng thuốc như:

  • Sụt cân
  • Tiêu chảy vào ban đêm
  • Chảy máu trực tràng
  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • Nôn mửa không rõ nguyên nhân
  • Khó nuốt
  • Cơn đau dai dẳng không thuyên giảm khi xì hơi hoặc đi đại tiện

Viêm loét dạ dày

Khi mắc viêm loét dạ dày đau bụng là triệu chứng phổ biến của bệnh. Đặc biệt là đau rát hoặc đau nhói ở giữa bụng. Một số triệu chứng đi kèm đau bụng như: 

  • Khó tiêu, đầy bụng
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn 

Cấp độ nghiêm trọng hơn gây ra các dấu hiệu:

  • Tình trạng bệnh không thuyên giảm
  • Nôn ra máu có màu đỏ tươi hoặc có màu nâu sẫm
  • Phân sẫm màu như bã cà phê, giống như hắc ín

Khi bị viêm loét dạ dày có kèm theo xuất huyết thì thường sẽ có hiện tượng đau bụng kèm theo đi ngoài với tình trạng rối loạn phân.

Bệnh Celiac

Celiac là một rối loạn tự miễn dịch mạn tính ở ruột non. Người mắc bệnh này rất nhạy cảm với gluten – một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ăn xong đau bụng uống bia rượu bị đau bụng đi ngoài.

Nếu người bệnh vô tình ăn các loại thực phẩm chứa gluten cơ thể sẽ tự động kích hoạt phản ứng miễn dịch trong ruột non. Qua thời gian, phản ứng này làm hỏng lớp niêm mạc ruột non, ngăn nó hấp thụ một số chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng kém hấp thu. 

Tổn thương đường ruột gây hệ quả: 

  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân
  • Đầy bụng
  • Thiếu máu

Viêm ruột thừa

Ăn uống xong bị đau bụng đi ngoài cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa. Dấu hiệu điển của bệnh là cơn đau bụng dưới bên phải, cơn đau bắt đầu xung quanh rốn và sau lan ra ổ bụng. Người bệnh sẽ thấy các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác như chán ăn, buồn nôn.

Nếu không được điều trị kịp thời viêm ruột thừa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: 

  • Vỡ ruột thừa: ruột thừa viêm vỡ vào trong ổ bụng gây nhiễm trùng khu trú hoặc có thể lan ra khắp vùng bụng gây đe dọa tới tính mạng
  • Áp xe trong ổ bụng: từ tình trạng vỡ ruột thừa người bệnh có thể bị áp xe

Đây là bệnh ngoại khoa cần phải được điều trị càng sớm càng tốt để không xảy ra tai biến nghiêm trọng.

Bệnh Crohn

Người mắc bệnh Crohn bị viêm nhiễm ở niêm mạc của đường tiêu hóa gây loét và chảy máu. Tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này rất cao, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. 

Người mắc bệnh Crohn cấp tính có biểu hiện đau bụng sau khi ăn kèm theo buồn đi đại tiện. Sau khi đại tiện thì chứng đau bụng sẽ giảm hoặc hết. Riêng một số trường hợp có thể đi đại tiện phân lỏng có lẫn máu. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất đối với chứng bệnh này. 

Diễn biến bệnh đi từ nhẹ đến nặng, có thể phát triển dần dần hoặc xảy ra đột ngột mà không có cảnh báo nào. Bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh khác, cần phải có xét nghiệm chuyên sâu để phát hiện được chính xác tình trạng bệnh. 

Nguyên nhân do thực phẩm

Nếu ăn cơm xong bị đau bụng đi ngoài bạn cũng đừng quá lo lắng, ngoài các nguyên nhân về bệnh lý, thực phẩm cũng có thể là tác nhân gây ra vấn đề này. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát chế độ ăn để ngăn ngừa. 

Nguyên nhân đau bụng đi ngoài do thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm

Chúng ta có thể bị ngộ độc thực phẩm hoặc mắc bệnh gây ra bởi thức ăn do vô tình ăn phải thức ăn, đồ uống bị nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng. Cơ thể sẽ phản ứng với thức ăn lạ bằng cách đào thải chúng ra trong một vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Một số các triệu chứng đi kèm khi ăn thực phẩm “bẩn”:

  • Tiêu chảy có thể lẫn máu hoặc không
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Đau bụng hoặc chuột rút
  • Sốt

Dị ứng thức ăn

Dị ứng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với một chất gì đó. Thức ăn cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng. Người bị dị ứng sau khi ăn phải các loại thức ăn như động vật có vỏ, trứng, sữa, quả hạch… có dấu hiệu đau bụng đi ngoài kèm theo các triệu chứng như: 

  • Viêm da
  • Thở khò khè
  • Khó thở
  • Ho khan
  • Ngứa họng
  • Mắt sưng đỏ
  • Nghẹt mũi
  • Hắt xì

Đây là dấu hiệu của sốc phản vệ, nếu gặp phải thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. 

Không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose xảy ra khi cơ thể không thể tiêu hóa một loại đường có trong sữa. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự thiếu hụt lactase, một loại enzyme chịu trách nhiệm tiêu hóa đường lactose. Điều này lý giải vì sao một số người uống sữa bị đau bụng đi ngoài.

Sau khi ăn các chế phẩm từ sữa, tùy vào lượng sữa tiêu thụ và mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu lactose, cơ thể sẽ xuất hiện các phản ứng như:

  • Chướng bụng
  • Đau quặn bụng 
  • Tiêu chảy sau ăn
  • Đầy hơi

Phòng tránh tình trạng đi ngoài ngay sau khi ăn 

Đối với tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài do bệnh lý cần phải có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị cụ thể. Đồng thời áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Vậy những giải pháp đơn giản mà hiệu quả người bệnh có thể tự tìm hiểu và áp dụng tại nhà giúp phòng bệnh hay hỗ trợ điều trị là gì?

Thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt

Thực phẩm là thứ trực tiếp đi vào cơ thể và có thể lại là nguyên nhân gây bệnh, nhưng nếu được điều chỉnh một cách khoa học thì nó không chỉ giúp chúng ta hồi phục mà còn nâng cao sức khỏe. 

Nguyên tắc thứ nhất: đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể:

  • Tuy đơn giản nhưng lại rất ít người thực hiện được đó là uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. 
  • Đặc biệt là đối với người đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến cho cơ thể mất nước, gây mệt mỏi hãy bù lại lượng nước đã mất bằng nước điện giải, nước ép hoa quả hoặc một bát súp ấm nóng. 

Nguyên tắc thứ hai: kiểm soát tất cả những loại thực phẩm mà chúng ta ăn mỗi ngày. 

  • Người mới ốm dậy nên ăn đồ lỏng, mềm, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no để gây áp lực lên dạ dày.
  • Tích cực bổ sung rau củ, quả vì chất xơ sẽ giúp cho cơ thể thải phân ra ngoài một cách dễ dàng hơn 
  • Ăn các món chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, sữa uống lên men để hỗ trợ hoạt động của ruột, giảm bớt tình trạng táo bón và tiêu chảy 
  • Có thể dùng thêm các loại trà có tính ấm như hoa cúc, gừng, bạc hà,.. để giảm đau bụng, hạn chế đi ngoài nhiều lần
  • Tránh xa các loại thức ăn khó tiêu, gây đầy hơi như đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ, nước uống có gas và các chất kích thích

Nguyên tắc thứ ba: giữ vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau quá trình ăn uống.

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn là điều vô cùng quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tiêu hóa do nhiễm trùng
  • Ba thời điểm vàng nên rửa tay: trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chạm vào đồ vật công cộng có khả năng lây nhiễm cao

Thực hiện đúng và đủ những nguyên tắc trên phần nào sẽ giúp bạn cải thiện được chứng ăn xong đau bụng đi ngoài. 

Áp dụng các bài thuốc dân gian

Trong Đông y có nhiều bài thuốc điều trị chứng ăn xong đi ngoài. Không những vậy còn có những bài thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, đau bụng. 

Có 3 loại lá cây nhà lá vườn “chuyên trị” các vấn đề liên quan tới đại tiện rất phổ biến:

Các bộ phận của cây ổi có khả năng kháng khuẩn, cầm đi tiêu lỏng. Ai cũng biết quả ổi có khả năng trị tiêu chảy hiệu quả như thế nào, lá ổi cũng có tác dụng tương tự. Chỉ cần lấy lá ổi non rửa sạch sắc với 2 bát nước là khắc phục được tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài.

Lá mơ lông được dân gian truyền lại có công dụng sát khuẩn, tẩy giun, giải độc. Đối với người đi ngoài liên tục, mất nước, bụng đau quặn có thể dùng 16gr lá  mơ, 8gr nụ sim sắc cùng với 500ml nước đến khi gần cạn thì tắt bếp. Ngày chia làm hai lần uống thì bệnh tình sẽ thuyên giảm. 

Ngay khi xuất hiện triệu chứng đi ngoài không kiểm soát, dùng 100gr rau sam tươi kết hợp với 50gr cỏ sữa tươi sắc uống thay nước trong ngày. Thậm chí với chứng đi ngoài ra máu chỉ cần bổ sung thêm 20gr nhọ nồi và 20gr để uống. 

TPBVSK Anvida đại tràng 

Hỗ trợ giảm các biểu hiện của bệnh viêm đại tràng

Để xử lý vấn đề ăn xong đau bụng đi ngoài người bệnh nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gốc rễ. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cách điều trị cho từng trường hợp. Người bệnh có thể tìm hiểu về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ANVIDA đại tràng hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, trong đó có triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần. 

Sản phẩm TPBVSK Anvida đại tràng đã trải qua quy trình nghiên cứu, kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Ăn xong đau bụng, đi ngoài đã được phân tích đầy đủ thông qua bài viết trên với cả tính chất bệnh cấp tính, mãn tính đồng thời với những hậu quả có thể gặp phải khi mắc hiện tượng này lâu dài. Bài viết cũng tư vấn những biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà giúp cho người bị đau bụng đi ngoài sau ăn có thêm những lựa chọn có ích cho quá trình kiểm soát bệnh tật của mình.

Để hiểu rõ hơn về biết tình trạng bệnh của mình cũng như để được tư vấn đầy đủ bạn có thể sử dụng Anvida đại tràng hay không hãy liên hệ tới hotline 1800 234 558, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể cho bạn. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *