Kiến thức bệnh học

Giải đáp thắc mắc “Đi ngoài xong vẫn đau bụng”

Đi ngoài xong vẫn đau bụng là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm mà bạn cần lưu ý như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa… Vậy tại sao bạn lại gặp phải tình trạng đi ngoài xong vẫn đau bụng và làm thế nào để cải thiện tình trạng bệnh lý trên? Đọc ngay bài dưới đây cùng Anvida để tìm câu trả lời nhé!

Mục lục

Đi ngoài xong vẫn đau bụng là dấu hiệu của bệnh gì?

Đi ngoài xong vẫn đau bụng là triệu chứng khá thường gặp trong nhiều bệnh lý tiêu hóa. Ngoài triệu chứng phổ biến này thì mỗi bệnh cụ thể sẽ có các triệu chứng khác đi kèm để giúp người bệnh nhận biết liệu mình có thể bị bệnh nào.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome-IBS) hay còn gọi là rối loạn chức năng ruột (rối loạn chức năng ống tiêu hóa) là bệnh lý tiêu hóa được biết đến với triệu chứng đau bụng tái phát nhiều lần có liên quan đến tần suất đi đại tiện và sự thay đổi độ cứng của phân. Các nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng trong hội chứng ruột kích thích không liên quan đến rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thực phẩm hoặc chế độ ăn uống…. 

Đi ngoài xong vẫn đau bụng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo người bệnh có nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích. Nguyên nhân bởi trong bệnh lý IBS, hiện tượng đau bụng là một trong những thể bệnh khá phổ biến. Cơn đau bụng trong IBS không có đặc điểm cụ thể, không có vị trí nhất định. Có khi cơn đau xuất hiện ở khu đại tràng, có khi cơn đau lan toàn hoặc khu trú ở hố chậu trái, hố chậu phải hoặc quanh rốn .

Triệu chứng đau bụng trong IBS thường ở trạng thái đau âm ỉ, khó chịu đôi khi xuất hiện cơn đau mạnh sau khi ăn hoặc ngay cả khi chưa ăn xong đã xuất hiện cảm giác đau khiến bệnh nhân phải nhập viện. Triệu chứng đau này sẽ có dấu hiệu cải thiện nhẹ sau khi đại tiện, tuy nhiên cảm giác đau bụng ngay cả khi đi đại tiện xong vẫn có thể kéo dài, diễn biến trong 1-2 ngày tiếp theo hoặc dài hơn nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng cũng là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến đến từ nguyên nhân là sự xuất hiện viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc xuất hiện và phát triển tại niêm mạc đại tràng. Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp trong bệnh lý viêm đại tràng như: đau bụng đầy hơi có thể liên tục hoặc đến và đi, phân có dính máu, xuất hiện tình trạng mót rặn (liên tục muốn đi tiểu), tiêu chảy và có thể sốt trong một số trường hợp.

Đau bụng kéo dài là một trong những biểu hiện giúp nhận biết bệnh lý viêm đại tràng. Cảm giác đau bụng trong viêm đại tràng thường kéo dài ở khu vực nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu gây các cơn đau quặn thắt cho người bệnh. 

Triệu chứng đau bụng trong viêm đại tràng có thể tăng lên sau khi ăn hoặc trước khi đi đại tiện và giảm nhẹ sau khi đi đại tiện (không đáng kể). Do đó nếu sau khi bạn đi đại tiện mà vẫn đau bụng, có thể bạn có nguy cơ mắc viêm đại tràng. Cần kết hợp thêm các triệu chứng khác hoặc tới thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất

Rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Ngoài 2 bệnh lý trên, triệu chứng đau bụng ngay cả khi mới đi vệ sinh xong cũng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang bị rối loạn tiêu hóa. Bệnh lý rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi đến từ các nguyên nhân như: 

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh (sử dụng quá nhiều tinh bột, đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ, cùng thực phẩm kích thích như rượu, bia, cà phê…)
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức: việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, đồng thời tiêu diệt các lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Do đó, chức năng của hệ tiêu hóa sẽ bị suy giảm.
  • Tình trạng stress: những áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống có thể làm chế độ ăn uống của bạn trở nên không hợp lý khiến hệ tiêu hóa gặp các bất thường dẫn tới rối loạn tiêu hóa.
  • Các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm ruột thừa, viêm dạ dày… cũng gây ảnh hưởng lên quá trình tiêu hóa.

Bệnh lý rối loạn tiêu hóa sẽ có nhiều biểu hiện bệnh, trong đó triệu chứng đau bụng và rối loạn đại tiện là không thể tránh khỏi. Các cơn đau âm ỉ xuất hiện ở vùng bụng trên, vùng bụng dưới và khu vực dạ dày, đôi khi mức độ đau sẽ tăng dần. Rối loạn đại tiện tiến triển khá chậm nhưng với mức độ tăng dần. Hai biểu hiện bệnh diễn ra song song do đo dù bạn có đi đại tiện xong thì tình trạng đau bụng chưa chắc đã được cải thiện. Do đó nếu như bạn đi đại tiện xong nhưng vẫn cảm thấy đau bụng, có lẽ bạn đang bị rối loạn tiêu hóa.

Đi ngoài xong vẫn đau bụng là dấu hiệu cảnh báo tiêu của của 3 bệnh lý tiêu hóa có tỷ lệ mắc khá cao. Vì vậy cần được thăm khám sớm bởi các chuyên gia y tế để nhận nhận được sự điều trị kịp thời.

Đi ngoài xong vẫn đau bụng có nguy hiểm không?

Đi ngoài xong vẫn đau bụng như đã phân tích ở trên cho thấy có thể bạn đang mắc phải một trong số các bệnh như rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng… Những bệnh lý tiêu hóa phổ biến kể trên thường sẽ không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên nếu người bệnh không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển thành mãn tính khó điều trị dứt điểm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. 

Với bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng thiếu chất, suy dinh dưỡng, duy kiệt sức khỏe ở người bệnh do ruột có chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Nghiêm trọng hơn nữa, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý, luôn trong trạng thái lo lắng, chán nản và khiến cơ thể suy nhược một cách trầm trọng. 

Trong khi đó, một số biến chứng của bệnh viêm đại tràng bệnh nhân có thể gặp phải như xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính và ung thư đại tràng.

Do đó, người bệnh nếu xuất hiện triệu chứng đi ngoài xong vẫn đau bụng không rõ nguyên nhân, tuyệt đối không được chủ quan mà cần chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để nhận được sự tư vấn của bác sĩ sớm nhất. 

Tại sao đi ngoài xong vẫn đau bụng?

Nhiều bệnh nhân có câu hỏi rằng “Tại sao đi ngoài xong vẫn đau bụng?”. Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn cần phải hiểu rõ về cơ chế bệnh sinh của đi ngoài và đau bụng.

Đi ngoài hay còn gọi là đi đại tiện có 3 trạng thái, đi ngoài bình thường, đi ngoài nhiều quá mức bình thường (tiêu chảy), đi ngoài ít hơn so với tần suất bình thường (Táo bón). Trạng thái đi ngoài xuất hiện sau khi cơ thể tiêu hóa thức ăn, ruột co bóp, tạo nhu động ruột đẩy thức ăn xuống đại tràng, qua ruột thẳng đi xuống hậu môn và ra ngoài. 

Việc đi đại tiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ co bóp của nhu động ruột, tính chất của thức ăn sau khi được tiêu hóa và các cơ quan liên quan như dạ dày, ruột non, đại tràng trực tràng, hậu môn.. chỉ cần một yếu tố bị ảnh hưởng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc đi ngoài.

Trong khi đó đau bụng là một dấu hiệu cơ năng phổ biến của các bệnh lý tiêu hóa. Cơ chế bệnh sinh của đau bụng có thể kể đến bao gồm: 

  • Tạng rỗng trong ổ bụng bị căng giãn đột ngột 
  • Nhu động co bóp tăng lên quá mức tạo nên một áp lực cao hơn bình th­ường 
  • Màng bụng bị đụng chạm tạo nên các kích thích 
  • Tổn th­ương thực thể các nội tạng

Có thể thấy rằng đi ngoài và đau bụng có cơ chế bệnh sinh khác nhau, chúng có thể xuất hiện đơn độc cũng có thể xuất hiện cùng lúc trong 1 bệnh lý nào đó như viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa hay hội chứng ruột kích thích…Vậy khi đi ngoài xong vẫn đau bụng bạn cần xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu qua phần viết kế tiếp.

Đi ngoài xong vẫn đau bụng phải làm gì?

Đi ngoài xong vẫn đau bụng phải làm gì

Dù là bệnh lý không quá nguy hiểm tuy nhiên khi xuất hiện trạng thái đau bụng ngay cả khi mới đi đại tiện xong cũng khiến người bệnh khá lo lắng. Vậy trong trường hợp này cần làm gì?

Khi nào đi ngoài xong vẫn đau bụng phải đi khám?

Như đã trình bày phần trên, đi ngoài xong vẫn đau bụng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Chỉ dựa vào một dấu hiệu này, rất khó có thể chẩn đoán được bạn đang mắc phải bệnh lý gì. 

Trong các trường hợp đi ngoài xong vẫn đau bụng, chưa xác định được nguyên nhân, diễn biến bệnh phức tạp với tần suất đi ngoài lớn, các cơn đau bụng không còn ở trạng thái âm ỉ kéo dài không dứt và/hoặc bắt đầu trở nặng khiến bạn đau nhiều  cùng sự xuất hiện của một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, sốt trên 38⁰C, phân dính máu, chảy máu hậu môn… cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Với trường hợp đi ngoài xong vẫn đau bụng đã được xác định nguyên nhân do các vấn đề như ăn uống không hợp vệ sinh, đồ ôi thiu, hết hạn hay rối loạn tiêu hóa… với các triệu chứng bệnh không quá rõ ràng và nghiêm trọng, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng một số mẹo dân gian để cải thiện tình trạng bệnh như:

  • Sử dụng 10-12ml mật ong pha cùng nước ấm để uống sau mỗi bữa ăn để làm ấm bụng.
  • Nếu nước gừng tươi cùng vỏ quất và mật ong, uống trong vòng 4-5 ngày để làm ấm bụng và kích thích thích tiêu hóa (3).
  • Ăn trực tiếp lá ổi hoặc sắc với nước uống hàng ngày. Do trong lá ổi có chứa tanin có tác dụng giảm nhu động ruột và giảm đau bụng khi đi ngoài.
  • Sử dụng nước cốt chè xanh trộn với muốn để uống giúp kháng khuẩn cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
  • Sử dụng hạt vừng đen rang nóng và trộn với mật ong để uống sẽ giúp kích thích hình thành dịch mật giúp tiêu hóa được tốt hơn.

Tây y chữa đi ngoài xong vẫn đau bụng làm thế nào?

Trong tây y, để điều trị triệu chứng đi ngoài xong vẫn đau bụng thường sẽ tuân thủ theo nguyên tắc điều trị triệu chứng kết hợp điều trị nguyên nhân để tránh hiện tượng tái phát bệnh. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này bao gồm:

  • Thuốc cầm tiêu chảy (nếu như đau bụng kèm tiêu chảy)
  • Thuốc nhuận tràng điều trị táo bón (nếu đau bụng kèm táo bón)
  • Các thuốc kháng sinh giúp diệt khuẩn nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn
  • Bổ sung điện giải giúp bù nước và điện giải trong trường hợp táo bón
  • Bổ sung men vi sinh nếu như bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột
  • Bổ sung chất xơ trong trường hợp táo bón

Tuy nhiên cần căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi cá thể mà các chuyên gia y tế sẽ đưa ra sự phối hợp phù hợp nhất, hiệu quả nhất và an toàn nhất cho bệnh nhân.

Thực phẩm chức năng từ thảo dược có gì mới cho người bị đi ngoài xong vẫn đau bụng?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y, thuốc đông y, mẹo dân gian, việc sử dụng thực phẩm chức năng từ thảo dược để cải thiện tình trạng ngoài xong vẫn đau bụng cũng đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. ví dụ như: hoàng cầm, bạch thược, hoài sơn, bạch truật…

Các thảo dược thay vì được dùng trực tiếp dưới công thức của các bài thuốc đông y thì trong các sản phẩm thực phẩm chức năng đã được chiết xuất lấy các hoạt chất có tác dụng và sản xuất bào chế dưới các công nghệ hiện đại giúp phát huy hiệu quả tốt hơn.

Có thể kể đến sản phẩm TPBVSK Anvida đại tràng, đây là sản phẩm được sản xuất từ các thảo dược thiên nhiên có tác dụng đối với bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa cùng công nghệ sản xuất dược liệu hiện đại từ Đức. Sản phẩm do Công ty Anvy sản xuất, tại nhà máy Anvy đạt các tiêu chuẩn GMP, ISO 22000, HACCP (Vương quốc Anh), FDA Hoa Kỳ. 

TPBVSK Anvida đại tràng hiện đang được người bệnh tin dùng và có bán tại nhiều nhà thuốc toàn quốc.

Bài viết trên là những giải đáp vô cùng chi tiết cho các câu hỏi liên quan đến vấn đề đi ngoài xong vẫn đau bụng của người bệnh, được cung cấp từ các chuyên gia y tế của Anvida. Hy vọng các thông tin trên sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn đọc.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 1800 234 558

Tài liệu tham khảo:

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
Để lại số điện thoại của bạn để được tư vấn miễn phí
0 Tất cả bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anvida có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc