Kiến thức bệnh học

Đi ngoài phân sống dấu hiệu không nên chủ quan!

Đi ngoài phân sống – một tình trạng phổ biến trong đời sống hằng ngày. Tình trạng này có thể là biểu hiện của sự rối loạn đường tiêu hóa hoặc các bệnh liên quan đến tuyến tụy… Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể cho các bạn về những bệnh lý liên quan và cách điều trị. 

Mục lục

Thế nào là đi ngoài phân sống? 

Bạn dễ dàng nhận ra tình trạng đi ngoài phân sống thông qua tính chất của phân: phân nát và không thành khuôn hoặc lúc rắn lúc sền sệt, trong phân có thể lẫn một số hạt lợn cợn hay mảnh vụn thức ăn từ bữa trước. Chúng là những thức ăn chưa được cơ thể tiêu hóa hoàn toàn đã đào thải ra ngoài do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài phân sống.

Nguyên nhân nào dẫn đến đi ngoài phân sống?

  • Những vi khuẩn, virus từ thực phẩm: vi khuẩn (ví dụ E.coli…), virus (ví dụ Rota virus…) dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa thông qua thực phẩm. Việc ăn các món sống, tái, nguyên liệu không rõ nguồn gốc, khu vực chế biến không đảm bảo vệ sinh hay các thói quen ăn bốc, không rửa tay đều là những nguy cơ cao khiến vi khuẩn, virus xuất hiện trong thực phẩm. Nhiễm vi khuẩn, virus từ thực phẩm có thể gây ra một số triệu chứng đi kèm khác như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn…
  • Loạn khuẩn đường ruột: Đường ruột của chúng ta khỏe mạnh với sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Một khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng thì sẽ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, cụ thể những vi khuẩn có lợi bị lấn át bởi vi khuẩn có hại. Có nhiều tác nhân gây ra loạn khuẩn đường ruột như: sử dụng kháng sinh, stress, sức đề kháng yếu, chế độ ăn uống không khoa học… Đây đều là những nguyên nhân rất phổ biến mà nhiều người mắc phải. 
  • Rối loạn hấp thu: Tình trạng này xảy ra với những người mà cơ thể không có đủ men tiêu hóa cho một số loại thức ăn. Điển hình là hội chứng không dung nạp Lactose (một loại đường trong sữa và những sản phẩm làm từ sữa như các loại sữa, phô mai…) do cơ thể không có đủ Lactase – enzyme phân giải Lactose. 

Khi bệnh nhân bị thiếu hụt loại men tiêu hóa nào đó người bệnh ăn thực phẩm liên quan cơ thể sẽ không hấp thụ được hoặc chỉ hấp thu được một phần và thải ra ngoài. Điều này dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân sống, ợ hơi, tiêu chảy… mỗi khi ăn loại thực phẩm này.

  • Những bệnh lý tuyến tụy: Tuyến tụy có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Cụ thể là nó đảm nhiệm vai trò tiết các enzyme tiêu hóa dưới dạng tiền chất (chủ yếu  là trypsinogen, chymotrypsinogen, lipase tụy và amylase) sau đó đổ vào ruột non.

Các bệnh lý trên tụy như viêm tụy, ung thư đường tụy làm cho tụy tiết không đủ các loại enzyme tiêu hóa. Từ đó, thức ăn không được tiêu hóa cũng có thể gây ra tình trạng đi ngoài phân sống. 

Trên đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài phân sống thường gặp nhất. Khi gặp phải tình trạng đi ngoài phân sống, mọi người không nên quá lo lắng mà nên bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân cụ thể và xử lý đúng nguyên nhân bệnh sẽ được kiểm soát. 

Hướng dẫn điều trị đi ngoài phân sống 

Với nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa

Chế độ ăn uống, sinh hoạt tại nhà

Thực phẩm và nước uống cần được đun chín để phòng ngừa vi khuẩn, virus

1. Chế độ ăn uống: Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đi ngoài phân sống do nhiễm vi khuẩn, virus từ thực phẩm cần thực hiện như sau:

  • Ăn chín, uống sôi 
  • Đảm bảo giữ vệ sinh tay, chân, khu vực nấu nướng 
  • Ăn đúng bữa, đủ bữa, đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là rau xanh

2. Chế độ sinh hoạt: Ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên để giảm căng thẳng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Sử dụng chế phẩm thuốc, thực phẩm bổ sung

  • Bổ sung men tiêu hóa: Men tiêu hóa giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều không tốt cho sức khỏe của bạn và tốt nhất nên nghe theo sự hướng dẫn của dược sĩ.
  • Sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược: Theo Đông y, một số vị thuốc có có công năng kích thích tiêu hoá, cầm đi ngoài phân sống, tiêu chảy như bạch truật, xuyên tâm liên… vốn được phối hợp nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền. Bên cạnh tác dụng điều trị đi ngoài phân sống không thua kém thuốc Tây y, sản phẩm từ những thảo dược này còn có ưu điểm là an toàn, ít tác dụng phụ nên không ảnh hưởng đến sức khỏe vốn chưa hồi phục của bạn.
  • Thuốc: Berberin được sử dụng khá phổ biến với tác dụng tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn gây hại ở đường tiêu hóa. Vì vậy, loại thuốc này hay được chỉ định dùng khi bị đi ngoài phân sống ở người lớn.

Với nguyên nhân do bệnh lý ngoài đường tiêu hóa

Với những nguyên nhân ngoài đường tiêu hóa như các bệnh lý về tụy, đường mật… thì việc chữa trị không những là điều trị triệu chứng đi ngoài phân sống mà cần phải điều trị vào bệnh lý gốc. Điều trị cần được sự chỉ đạo của bác sĩ, phải kết hợp giữa khám và các phương pháp cận lâm sàng như là siêu âm, thử các chức năng tiêu hóa… để có được chẩn đoán cụ thể. Tuỳ vào từng bệnh cụ thể sẽ có phương pháp điều trị tương ứng. Một số phương pháp điều trị bệnh thường gặp như:

1. Ung thư tuỵ:

  • Phẫu thuật: Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cải thiện chất lượng cuộc sống
  • Xạ trị: Khi không thể phẫu thuật bệnh nhân có thể được chỉ định xạ trị
  • Hoá trị: Bệnh nghiêm trọng, giai đoạn cuối được chỉ định hoá trị

2. Viêm tuỵ cấp:

  • Nhịn ăn cho đến khi cơn đau giảm, sôi bụng trở lại
  • Đặt ống thông tá tràng cho đến khi hết chướng bụng
  • Theo dõi chặt chẽ các chỉ số sống, độ bão hoà oxy để xử lý sự cố kịp thời. Đồng thời kiểm soát nồng độ đường, calci, triglycerid trong máu để đảm bảo tình trạng ổn định cho bệnh nhân.
  • Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch bằng cách truyền nước, điện giải, năng lượng để đảm bảo đủ dinh dưỡng và các chất cần thiết cho cơ thể
  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc giảm acid dịch vị khi cần thiết dưới sự chỉ đạo của bác sĩ.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Các biện pháp khắc phục tình trạng đi ngoài phân sống tại nhà có khá nhiều và đơn giản, dễ thực hiện. Thông thường, tình trạng chỉ kéo dài vài ngày đến 1 – 2 tuần sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống hay sử dụng một số thuốc không cần kê đơn đơn giản bệnh được kiểm soát.

Khi bạn đã áp dụng những biện pháp nêu trên mà tình trạng bệnh không thuyên giảm và hoặc bệnh giảm xong hay bị tái lại và thời gian mỗi lần tái lại ngày càng kéo dài thì bạn chớ nên chủ quan. Một số triệu chứng cần chú ý đi khám kịp thời như đi ngoài phân sống rất nhiều trong ngày (4-5 lần), lượng phân nhiều thậm chí lẫn máu, nôn ói, sốt, thì cần đi khám ngay lập tức. 

Ngoài ra, một số đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người có sức khỏe kém khi có biểu hiện này cần được đến gặp bác sĩ sớm  để tránh ảnh hưởng đến hấp thu của cơ thể có thể dẫn đến suy kiệt. 

Khi bạn bị đau bụng thường sẽ hay được hướng dẫn sử dụng thuốc Tây y nếu không có các dấu hiệu ngoại khoa. Sử dụng thuốc Tây y có ưu điểm là tác dụng nhanh, giảm triệu chứng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên khi triệu chứng lặp đi lặp lại nhiều, sử dụng thuốc tây kéo dài sẽ có nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn. 

Bên cạnh thuốc Tây y thì hiện nay có những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được chiết xuất từ thảo dược bằng dây chuyền chiết xuất hiện đại đem lại cho người bệnh những lựa chọn mới hiệu quả, an toàn, đáng tin cậy. 

Với bệnh nhân mắc phải tình trạng đi ngoài phân sống do các nguyên nhân từ bệnh lý tại đại tràng có một lựa chọn rất đáng lưu tâm là sản phẩm TPBVSK Anvida đại tràng. 

Hi vọng với những kiến thức trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc đánh giá được tình trạng bệnh cụ thể của mình khi có biểu hiện đi ngoài phân sống và lựa chọn được phương án điều trị cũng như tự điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn kỹ hơn về tình trạng đi ngoài phân sống cũng như cách điều trị thông qua tổng đài miễn cước 1800 234 558 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
Để lại số điện thoại của bạn để được tư vấn miễn phí
0 Tất cả bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Anvida có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc