Thưa bác sỹ :“Tôi năm nay 45 tuổi, tôi có các triệu chứng đau bụng, đau quặn, đi ngoài phân lỏng xảy ra thường xuyên 3- 5/ngày, cảm giác rất khó chịu. Vậy cho tôi hỏi đó có phải dấu hiệu của bệnh lý gì không?”
Nhiều người nhầm tưởng những triệu chứng trên liên quan đến viêm đại tràng mà không biết rằng những biểu hiện đó là một trong những triệu chứng điển hình của “Hội chứng ruột kích thích”. Các triệu chứng lâm sàng của viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ ràng 2 bệnh lý này để có hướng điều trị đúng, hiệu quả. Vậy triệu chứng của hội chứng ruột kích thích là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ câu trả lời ở bài viết sau đây.
Thế nào là hội chứng ruột kích thích (IBS)?
Hội chứng ruột kích thích: Là các rối loạn nhu động ruột gây ra mà không có các tổn thương niêm mạc ruột, các rối loạn này thường xảy ra có tính chất chu kỳ, lặp lại và diễn ra trong một thời gian dài nhiều năm. Chúng được chia ra làm 3 thể rối loạn quá mức nhu động ruột: Thể tiêu chảy, thể táo bón, thể vừa tiêu chảy vừa táo bón.
Viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương; tổn thương này có thể khu trú một vùng hoặc lan tỏa khắp đại tràng. Trong trường hợp bệnh nặng, có thể loét rộng gây chảy máu đại tràng. Khi nội soi đại tràng, thường thấy có các vết viêm, vết loét, ổ loét được phủ lớp nhày trắng, xuất huyết, có các ổ áp xe nhỏ … Viêm đại tràng khởi phát từ các đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do đại tràng bị nhiễm các vi khuẩn, ký sinh trùng, các hóa chất thông qua ăn uống.
Phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích
Để nhận biết chính xác triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng bạn tìm hiểu thông tin ở bảng sau:
Tiêu chí so sánh | Hội chứng ruột kích thích | Viêm đại tràng |
Kết quả nội soi | Nội soi, xét nghiệm không thấy bất kỳ tổn thương nào ở đại tràng | Nội soi phát hiện các tổn thương, viêm nhiễm |
Đau bụng | Đau quặn bụng xung quanh rốn hay dọc theo khung đại tràng (hình chữ U ngược) và mót đi ngoài | Đau âm ỉ hoặc đau theo cơn, thường ở bụng dưới bên trái, đi đại tiện xong cảm thấy dễ chịu
|
Chướng bụng, đầy hơi | Thường xuyên chướng bụng, đầy hơi sau khi ăn, chỉ khi trung tiện hoặc đại tiện mới hết | Chướng bụng, đầy hơi chỉ diễn ra ở mức độ vừa phải, không gây khó chịu nhiều |
Tính chất phân | Phân không có máu, không có màu đen. | Phân có thể có máu hoặc phân đen
|
Biến chứng | Không để lại biến chứng | Thủng đại tràng, ung thư đại tràng |
Nếu bạn đang nghi ngờ những triệu chứng trên mình đang gặp phải là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích thì bạn cần tìm hiểu rõ hơn những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích sau đây:
Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS)
– Đau quặn bụng
Vị trí đau bụng của hội chứng ruột kích thích không cố định, thường xảy ra ở xung quanh rốn hay dọc theo khung đại tràng (hình chữ U ngược).
Cơn đau thường đến bất thình lình, cảm giác đau quặn bụng khiến người bệnh “đứng ngồi không yên”. Khó chịu hơn là cơn đau bụng kèm mót đi ngoài khiến người bệnh phải dừng mọi công việc để đi ngoài. Cơn đau thường xảy ra liên túc, kéo dải dai dẳng, có thể giảm bớt khi đi ngoài được.
– Bụng thường xuyên bị chướng , nổi cục hơi, tiêu hoá kém
Do hệ thống đường ruột bị rối loạn nên sinh ra khí nhiều hơn, khiến bụng bạn trở nên thường xuyên bị chướng, nổi cục hơi. Bệnh nhân luôn có cảm giác bụng ậm ạch khó chịu, thậm chí khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt công việc hàng ngày
– Rối loạn về số lần đại tiện nhiều hoặc ít hơn bình thường hay thay đổi tính chất phân như phân lỏng, táo hoặc xen kẽ:
+ Đi đại tiện lỏng nhiều lần trong ngày thường hay đi ngay sau bữa ăn , hay gặp sau ăn sáng, đi xong thì cảm thấy dễ chịu thường đi trên 2 lần / ngày
Phân không thành khuôn và kém độ kết dính.Các đợt đại tiện lỏng thường hay tái phát khi ăn các loại thức ăn tanh, mỡ hoặc thức ăn lên men chua.
Nguyên nhân: Do tăng nhu động ruột, gây co thắt đại tràng quá mức, làm phân đi chuyển nhanh liên tục trong ống đại tràng,thời gian phân nằm ở đại tràng ngắn, nước trong phân không kịp hấp thu nên gây ra tiêu chảy
+ Táo bón, phân khô cứng thường đi táo bón <3 lần/ tuần
Người bệnh có cảm giác rất khó đi ngoài nên phải cố rặn, đại tiện không hết phân nên luôn có cảm giác muốn đi ngoài, thời gian đại tiện lâu
Nguyên nhân: Do giảm nhu động ruột quá mức ( nhược năng) , làm phân chậm di chuyển, nằm lâu ở đại tràng nên nước trong phân hấp thu quá mức lên làm phân khô, gây táo bón.
+ Táo bón xen kẽ tiêu chảy
Bạn có thể gặp các triệu chứng như vừa tiêu chảy, vừa táo bón hay táo bón xen kẽ tiêu chảy, đầu rắn đuôi lỏng. Ban đầu, tình trạng này xảy ra theo từng đợt sau diễn ra thường xuyên hơn.
Nguyên nhân: Do nhu động đại tràng lúc thì giảm quá mức lúc thì tăng, co thắt quá mức,nhược năng quá mức , dẫn đến phần có phân thì nằm lâu , phần thì nắm ngắn trong ống đại tràng nên gây ra chỗ thì phân táo, chỗ thì phân lỏng
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thường biểu hiện khác nhau ở mỗi người, người thì biểu hiện tất cả các dấu hiệu trên, người thì chỉ biểu hiện một đến hai triệu chứng. Các triệu chứng trên gia tăng về cường độ và tần xuất khi có những bất ổn về tinh thần như căng thẳng, lo âu hay ảnh hưởng bởi thức ăn lạ.Vì vậy nếu bạn gặp phải những triệu chứng trên thường xuyên, mức độ đau dữ đội bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời.
Khi có những triệu chứng nào thì cần đi khám?
Theo các chuyên gia tiêu hóa, khi có các dấu hiệu thay đổi về tiêu hóa như: đi ngoài phân lỏng, táo bón, có dịch nhầy, đầy chướng bụng, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế tin cậy để thăm khám. Nếu được kết luận là hội chứng ruột kích hay đại tràng co thắt thì cần xử lý sớm, chủ động phối hợp với bác sĩ để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất là giảm ngay các triệu chứng.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ như mệt mỏi, giảm cân, không dẫn đến các biến chứng đường tiêu hoá khác, nhưng chúng gây bất tiện trong sinh hoạt , đi lại , ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đáng kể như gây đau quặn, chướng bụng khó chịu, mót đại tiện liên tục. Vì vậy, khi gặp phải các triệu chứng trên bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám để điều trị kịp thời, tránh để lâu bệnh rất khó chữa.
Đăng ký thông tin (ở dưới cùng bài viết này) để được tư vấn miễn phí bệnh lý đại tràng hoặc gọi điện đến số 1800 234 558.
Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân ngay hôm nay
ĐĂNG KÝ NGAY để được tư vấn tốt nhất từ Bác sĩ!