Hội chứng ruột kích thích: Lành tính nhưng khó trị, vì sao? Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích gấp 2 lần nam giới … có đường ruột nhạy cảm, khi stress như vậy họ dễ mắc ruột kích thích”
Trục thần kinh não – ruột có hàng trăm triệu tế bào thần kinh. Khi thần kinh bị kích thích, thì tác động đến sự co bóp ở đại tràng, theo 2 cách. Cách thứ nhất là đại tràng thắt lại, dẫn đến táo bón. Cách thứ hai là đại tràng hoạt động co bóp quá nhiều, đẩy phân ra liên tục, dẫn đến tiêu chảy. Đây cũng là cơ chế khiến người bệnh bị Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt.
Căn nguyên bệnh “đau bụng như giả vờ”
Chị Hà Thị M (42 tuổi, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) phàn nàn vì bị rối loạn tiêu hóa trong nhiều năm, bụng thường trướng, đau âm ỉ… Đặc biệt khi lo lắng, chị lại đau quặn bụng, những cơn đau kéo đến dồn dập, “đau như đau đẻ”, sau khi đi ngoài được thì đỡ hơn.
Bị bệnh mấy năm liền, chị M. chữa đủ các loại thuốc Đông y, Tây y đều không khỏi. Cách đây 5 tháng, chị đi nội soi đại tràng ở bệnh viện tỉnh và kết quả không có tổn thương trong đại trực tràng.
Kết quả hội chẩn kết luận chị bị hội chứng ruột kích thích và được bác sĩ kê đơn điều trị. Chị uống thuốc có đỡ, nhưng mỗi lần có vấn đề gì lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, chị lại bị đau bụng, đi ngoài như trước.
Chia sẻ về trường hợp của chị M, Bác sĩ YHCT Bùi Thị Oanh, cho biết: “Hiện nay chưa có cách điều trị để chữa khỏi hoàn toàn hội chứng ruột kích thích nhưng nếu phát hiện đúng bệnh, uống thuốc đúng hướng dẫn, đồng thời điều chỉnh lối sống khoa học, phù hợp thì có thể giảm các triệu chứng, cải thiện được chất lượng cuộc sống của bệnh nhân”.
Với chị M, bác sĩ Oanh khuyên nên cố gắng giảm bớt lo lắng, tránh mất ngủ kéo dài, điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập thể thao nhẹ nhàng phù hợp sức khỏe.
Phụ nữ có nguy cơ mắc Hội chứng ruột kích thích “GẤP ĐÔI” nam giới, vì sao?
Theo các bác sĩ chuyên ngành tiêu hóa, 15% – 20% dân số trên thế giới mắc chứng ruột kích thích. Con số này ở Việt Nam chưa được thống kê đầy đủ, tuy nhiên, những người đang sống chung với ruột kích thích mà không biết có thể chiếm tỷ lệ còn cao hơn.
Ngoài ra, theo thống kê chưa đầy đủ, phụ nữ mắc ruột kích thích nhiều hơn nam giới từ 2 – 3 lần. Nguyên nhân có thể do phụ nữ gặp nhiều vấn đề về tâm lý hơn.
“Stress tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ mắc ruột kích thích” – Bs. Oanh cho biết.
Stress – căng thẳng, áp lực tâm lý
Phụ nữ thường gặp phải nhiều vấn đề khiến họ stress, căng thẳng. Không chỉ lo lắng vì áp lực công việc, chị em còn trách nhiệm lớn với gia đình, chăm con, đưa đón con đi học, lo đối nội đối ngoại… Có thể nói phụ nữ stress tinh thần gấp đôi nam giới. Với người nào có đường ruột nhạy cảm, khi stress như vậy họ dễ mắc ruột kích thích.
Thay đổi nội tiết tố
Các nhà nghiên cứu tin rằng những thay đổi nội tiết đóng một vai trò trong tình trạng này. Nhiều phụ nữ thấy các dấu hiệu và triệu chứng tồi tệ hơn trong hoặc xung quanh thời kỳ kinh nguyệt do hormone estrogen và progesterone đều tăng và giảm trong chu kỳ này.
Tuy nhiên, chị em nên hiểu rằng hội chứng này không phải bệnh hiểm nghèo, nếu điều chỉnh thì có thể sống chung với nó, tâm lý nhẹ nhàng hơn, sẽ chóng khỏi bệnh hơn.
Để phòng tránh HCRKT, điều cần làm là mọi người nên đi khám định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện ra bệnh sớm nhất có thể. Khi cảm thấy có dấu hiệu của bệnh thì cần đi khám bệnh ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm ngay từ đầu, không để bệnh trở thành mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Đăng ký thông tin (ở dưới cùng bài viết này) để được tư vấn miễn phí bệnh lý đại tràng hoặc gọi điện đến số 1800 234 558.
Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân ngay hôm nay
ĐĂNG KÝ NGAY để được tư vấn tốt nhất từ Bác sĩ!