Thông tin y khoa

Phân lẫn máu – dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Đi ngoài phân lẫn máu là triệu chứng bất thường, tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Không những thế, bệnh còn gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể… là dấu hiệu của bệnh lý về đường tiêu hóa thậm chí ung thư gây nguy hiểm tới sức khỏe cần chữa trị sớm.

Mục lục

Hiện tượng đi ngoài phân lẫn máu là gì?

Máu trong phân có nghĩa là có chảy máu ở một nơi nào đó trong đường tiêu hóa của bạn. Đôi khi, lượng máu trong phân quá nhỏ, chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm tìm máu trong phân. Bạn cũng có thể nhìn thấy máu đỏ tươi ở giấy lau sau khi đi vệ sinh hoặc thấy máu trong bồn cầu. Chảy máu ở vị trí cao hơn trên đường tiêu hóa có thể làm cho máu trong phân có màu đen và giống nhựa đường.

Các triệu chứng kèm theo

Một sngười có thể không nhận thức được mình có máu trong phân và không có bất cứ triệu chứng nào kèm theo. Một số khác có thể có các triệu chứng như đau bụng, nôn, tiêu chảy, khó thở đánh trống ngực và sụt cân tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí, thời gian và mức độ chảy máu.

Phân lẫn máu triệu chứng bệnh gì?

Phân lẫn máu là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm dưới đây:

Nứt kẽ hậu môn

Một vết nứt nhỏ hoặc rách trong các mô lót hậu môn tương tự như các vết nứt xảy ra trong môi nứt nẻ hoặc bị vết cắt. Vết nứt này thường gây ra khi đại tiện phân kích thước lớn và cứng, có thể gây đau, xót.

Viêm đại tràng

Phân lẫn máu khả năng cao bạn bị viêm đại tràng 

Trong giai đoạn viêm đại tràng cấp cũng có thể gây tình trạng chảy máu trong phân khi đi đại tiện.

Nguyên nhân do viêm nhiễm ký sinh trùng  gây tổn thương lớp niêm mạc đại tràng dẫn tới đi ngoài ra máu. Dấu hiệu nhận biết là đi ngoài nhiều lần có lẫn máu tươi hoặc dịch nhầy kèm theo đau bụng dưới.

Viêm túi thừa

Túi thừa là túi nhỏ phồng lên từ thành đại tràng. Thông thường các túi thừa không gây ra vấn đề gì đáng lo ngịa, nhưng đôi khi chúng có thể bị chảy máu hoặc bị nhiễm trùng.

Loét dạ dày, tá tràng

Một vết loét trong niêm mạc dạ dày, tá tràng, có thể gây chảy máu và xuất hiện máu trong phân. Nhiều trường hợp loét dạ dày tá tràng là do nhiễm một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori). Sử dụng liều cao và kéo dài các thuốc chống viêm như aspirin, ibuprofen, naproxen cũng có thể gây loét.

Polyp đại trực tràng

Polyp là những khối u lồi trong lòng ruột kết được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết… Khi polyp phát triển trên lớp lót của đại trực tràng chúng có thể gây ra kích ứng, viêm và dẫn tới chảy máu nhẹ. Người bệnh bị đi ngoài ra máu tươi, máu thường phủ ngoài mặt phân, không trộn lẫn với phân. Trong nhiều trường hợp, cần phải loại bỏ polyp  vì polyp có nguy cơ phát triển thành ung thư đại trực tràng sau này.

Ung thư đại tràng

Ung thư trực tràng có biểu hiện đi ngoài ra máu và đây cũng là triệu chứng bệnh điển hình nhất. Các triệu chứng khác kèm theo như đau bụng, buồn nôn, phân dẹt và lỏng, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, giảm cân đột ngột, người bệnh mệt mỏi.

Trên đây chỉ là là một số bệnh dẫn đến đi ngoài phân lẫn máu nên vẫn còn một số khả năng bạn bị một số bệnh lý khác. Do đó, tốt nhất khi có dấu hiệu này người bệnh nên thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Đăng ký thông tin (ở dưới cùng bài viết này) để được tư vấn miễn phí bệnh lý đại tràng hoặc gọi điện đến số 1800 234 558.

Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân ngay hôm nay.

ĐĂNG KÝ NGAY để được tư vấn tốt nhất từ Bác sĩ!

(Chúng tôi chỉ tiếp nhận và tư vấn cho 200 người mỗi ngày)

 

Bình luận đã bị đóng.

Anvida có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc