Chỉ cần chú ý đến tính chất phân, màu phân, kích thước phân, bạn cũng có thể tự mình theo dõi tình trạng sức khỏe hiện tại. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp được bạn trong việc chẩn đoán bệnh chính xác.
Theo nghiên cứu khoa học thì chế độ ăn đóng một vai trò lớn không chỉ đối với tần suất đi đại tiện mà còn đối với hình dáng, kích cỡ, kết cấu và mùi của phân. Bên cạnh vấn đề ăn uống những vấn đề khác như việc tập thể dục, tình trạng giấc ngủ, uống nước, hormone, thời kỳ mãn kinh và thuốc bạn đang dùng cũng đều có thể ảnh hưởng đến trạng thái của phân.
Để thuận tiện trong việc đánh giá, các chuyên gia y tế sử dụng Bảng phân loại Bristol và chia phân ra làm 7 nhóm.
Trong đó:
– Loại 1: Phân cứng, dạng cục và rời rạc, giống các hạt đậu (khó đi ngoài)
– Loại 2: Phân giống xúc xích nhưng có dạng cục dính
– Loại 3: Phân giống xúc xích nhưng có nhiều vết nứt trên bề mặt
– Loại 4: Phân giống xúc xích hoặc dạng con rắn, trơn và mềm
– Loại 5: Phân có dạng viên tròn mềm với các góc cạnh rõ (dễ đại tiện)
– Loại 6: Các mẫu phân nhuyễn mịn, đường rìa rách nhiều chỗ, phân mềm xốp
– Loại 7: Dạng lỏng hoàn toàn
Trong đó, loại 1 và 2 chỉ ra tình trạng táo bón, loại 3 và 4 là phân lý tưởng, dễ đại tiện và loại 5, 6,7 có xu hướng phân lỏng hay ỉa chảy.
Tính chất phân nói lên điều gì?
Viêm đại tràng co thắt là một trong những chứng bệnh biểu hiện rõ nhất ở tính chất phân mà người bệnh cần biết.
Phân nát, không thành khuôn do viêm đại tràng co thắt
Do tăng nhu động ruột, gây co thắt đại tràng quá mức, làm phân đi chuyển nhanh liên tục trong ống đại tràng,thời gian phân nằm ở đại tràng ngắn, nước trong phân không kịp hấp thu nên gây ra tiêu chảy, phân dẹt, không thành khuôn ( biểu hiện đi tiêu chảy > 2 lần/ ngày). Đây được gọi là thể tiêu chảy của viêm đại tràng co thắt.
Phân cứng do viêm đại tràng co thắt
Tình trạng táo bón do ruột già tái hấp thu nước từ phân khi chúng di chuyển trong lòng ruột, giảm tính vận động do cơ vòng hậu môn có vấn đề hoặc chế độ ăn nghèo chất xơ khiến phân ở lại trong ruột già lâu hơn, bị mất nước nhiều hơn làm phân cứng lại và gây ra táo bón.
Cũng có thẻ do giảm nhu động ruột quá mức ( nhược năng) , làm phân chậm di chuyển, nằm lâu ở đại tràng nên nước trong phân hấp thu quá mức lên làm phân khô, gây táo bón( biểu hiện đi táo bón <3 lần / tuần ).
Màu sắc bất thường của phân có thể báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe
Phân đen có thể báo hiệu bạn đang bị xuất huyết phần trên của ống tiêu hóa hoặc là biểu hiện của loét dạ dày, sắt nồng độ cao…
Phân trắng có thể do gan không tạo ra đủ mật hoặc do ống mật bị tắc nghẽn do sỏi hay u, lúc này mật sẽ không vào được ruột non phân sẽ chuyển sang màu trắng. Hiện tượng này thường gặp ở bệnh nhân viêm gan và xơ gan.
Phân đỏ có thể là do bạn đã ăn những thức ăn như: cà chua, quả nam việt quất hay phẩm nhuộm thực phẩm hoặc có thể ruột đã bị xuất huyết dẫn đến việc phân có lẫn máu. Ngoài ra, phân lẫn máu đỏ tươi còn có thể là dấu hiệu của polyp, viêm hay thậm chí là ung thư đại tràng.
Phân vàng có thể quá trình tiêu hóa chất béo của bạn có vấn đề hoặc mắc bệnh viêm tụy mạn, bệnh Celiac.
Phân xanh có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc do ăn rau xanh.
Tham khảo chi tiết sản phẩm Đại tràng Anvida tại đây: https://demo9.gdavietnam.com/san-pham-anvida/