Kiến thức bệnh học

Trầm cảm đến từ hội chứng ruột kích thích – Nguyên nhân không ngờ tới

Những người thường xuyên bị đau bụng âm ỉ, đầy bụng, tiêu chảy mà không rõ nguyên nhân rất có thể đã mắc hội chứng ruột kích thích. Không những vậy, hội chứng ruột kích thích dẫn đến trầm cảm các triệu chứng phiền toái này không được điều trị dứt điểm.

Theo các bác sĩ, không có xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích mà chỉ có thể chẩn đoán qua những biểu hiện và lời kể của bệnh nhân.

Nguyên nhân của tình trạng này do nhu động đại tràng co bóp bất thường dẫn đến đau, cứng bụng và rối loạn tiêu hóa. Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở người trẻ và hay đi kèm với các biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress.

Triệu chứng của người mắc hội chứng ruột kích thích là thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng đau bụng, đầy bụng, có thể bị táo bón, tiêu chảy hoặc cả hai. Những triệu chứng này có thể gây khó chịu cả về thể chất và tâm lý người bệnh. Những triệu chứng khó chịu do hội chứng ruột kích thích thường xuyên, tái phát đi tái phát lại khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi đầu óc, không muốn giao tiếp, thiếu tự tin lâu ngày dẫn đến trầm cảm

Vì vậy khi được chẩn đoán bị mắc hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần có kế hoạch ăn uống, sinh hoạt để giảm các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số chú ý phòng bệnh:

Về chế độ ăn uống

Người mắc hội chứng ruột kích thích cần quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Tránh ăn nhiều chất béo vì bữa ăn giàu chất béo có thể gây co thắt đại tràng mạnh, chuột rút và gây tiêu chảy. Trong thực đơn hàng ngày cũng cần loại bỏ một số loại thực phẩm như: Hạn chế các đồ uống có ga, các loại rau cải như: Cải bắp, súp lơ, bông cải xanh vì các loại thực phẩm này dễ tạo khí, gây đầy hơi.

Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn vì chất xơ có thể giúp giảm triệu chứng bệnh, nhất là giảm táo bón. Nên ăn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và các loại ngũ cốc, đậu, trái cây và rau quả để cung cấp chất xơ. Có thể bổ sung men vi sinh để giảm các triệu chứng của bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: Ăn 1 – 2 cốc sữa chua / ngày.  Nếu các triệu chứng biểu hiện kéo dài cần đến cơ sở y tế để khám lại Đặc biệt với người có biểu hiện trầm cảm cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Về chế độ sinh hoạt

Người bệnh cần loại bỏ bớt các căng thẳng của cuộc sống vì căng thẳng về cả thể chất và tinh thần có thể khiến các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn. Có thể giảm căng thẳng bằng cách thường xuyên tập thể dục và duy trì đều đặn sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn và kích thích các cơn co thắt bình thường của ruột. Người bệnh cũng có thể thư giãn bằng cách tìm đến các bộ môn như: Tập thiền, tập yoga, thái cực quyền…

 

 

Bình luận đã bị đóng.

Anvida có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc