Lời khuyên từ chuyên gia dành riêng cho người mắc Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (viết tắt là IBS) là bệnh mà hiện nay rất nhiều người mắc phải. IBS không những khiến người bệnh khó chịu, gây cảm giác đau quặn bụng mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều của chứng bệnh này còn tùy thuộc vào thói quen, cách sinh hoạt cũng như cách thức ăn uống. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia dành riêng cho những ai đang phải khổ sở với Hội chứng ruột kích thích.

1. Duy trì chế độ ăn đều đặn

Người bị Hội chứng ruột kích thích nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Không nên bỏ bữa bởi việc này sẽ tạo khoảng trống cho khí tràn vào hệ tiêu hóa, gây ra cảm giác căng tức bụng, đầy hơi.

2. Ăn theo thực đơn cân bằng, khoa học

Người bị hội chứng ruột kích nên hạn chế ăn đồ rán, nhiều dầu mỡ

Lời khuyên này không chỉ dành riêng cho người bệnh mà bất kì ai cũng nên áp dụng. Các chất dinh dưỡng lành mạnh là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Không nên ăn quá nhiều các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như sandwich, xúc xích, gà rán, Mà thay vào đó là bữa ăn cân bằng với tinh bột, đạm, rau xanh.

3. Ăn vừa phải

Người mắc hội chứng ruột kích thích nếu ăn quá nhiều, quá no, hệ tiêu hóa vốn đã yếu có nguy cơ bị suy thêm, quá tải dẫn đến cảm giác căng, tức hoặc có thể tiêu chảy. Do vậy, bệnh nhân nên ăn một lượng vừa đủ, hoặc chia thức ăn thành những bữa nhỏ.

5. Ăn chậm rãi

Căng thẳng là một nguyên nhân phổ biến của hội chứng ruột kích thích. Do vậy, dùng bữa với tốc độ vừa phải giúp cơ thể có thời gian thư giãn, việc tiêu hóa cũng thuận lợi hơn. Ngoài ra, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn sẽ giúp giảm áp lực hoạt động của dạ dày và ruột, hạn chế không khí thâm nhập vào khoang ruột.

6. Bổ sung chất xơ hòa tan

Một số nghiên cứu cũng cho thấy chất xơ hòa tan có thể giảm bớt triệu chứng của  hội chứng ruột kích thích. Nó cũng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Psyllium, một dạng chất xơ hòa tan có trong một số loại ngũ cốc, thực phẩm chức năng, có thể giúp bạn cảm thấy no bụng và kiểm soát cảm giác thèm ăn, thêm vào làm giảm ảnh hưởng của hội chứng ruột kích thích.

7. Uống nhiều nước

 Mỗi ngày nên uống từ 6 đến 8 ly nước. Các chất lỏng sẽ bổ sung lượng nước cho cơ thể nếu bị tiêu chảy, và làm mềm các chất thải nếu bạn đang đối phó với chứng táo bón.

8. Tránh đồ uống có ga và nước ngọt

Các loại đồ uống chứa ga sẽ càng khiến cho hệ tiêu hóa càng thêm khó chịu. Fructose, thành phần chính trong các loại đồ uống có đường, cũng có thể tạo ra khí. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng ống hút bởi cách uống này khiến họ nuốt nhiều không khí hơn.

9. Không uống rượu và cà phê

 

Hạn chế rượu bia thuốc lá, chất kích thích

Do cà phê và rượu là những chất kích thích cực mạnh lên hệ tiêu hóa và làm gia tăng tác động của hội chứng ruột kích thích.

10. Tạo một danh sách thực phẩm cho riêng mình

Có quá nhiều loại thực phẩm gây hại cho đường ruột và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như: thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn cay, Lactose, các loại rau nhiều chất xơ không hòa tan như bông cải xanh, bắp cải, vỏ táo…Vì vậy, để đảm bảo một chế độ ăn an toàn, người bệnh nên lập ra một danh sách các thực phẩm cần tránh và thực phẩm nên dùng để đảm bảo cho sức khỏe của chính mình.