Kiến thức bệnh học

Hội chứng ruột kích thích ở phụ nữ mang thai

Táo bón hoặc tiêu chảy là những dấu của hội chứng ruột kích thích ở phụ nữ mang thai. Vậy hội chứng ruột kích thích có ảnh hưởng đến sức khở của mẹ và bé hay không? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khi mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu thường dễ bị táo bón hoặc cũng có một số mẹ mắc chứng đi phân lỏng hơn bình thường. Sau đây, là một số triệu chứng hội chứng ruột kích thích ở phụ nữ mang thai:

Tình trạng chướng bụng và đầy hơi thường trở lên mệt mỏi hơn khi phụ nữ mang thai dù thai phụ có mắc hội chứng ruột kích thích hay không. Việc điều trị hội chứng ruột kích thích ở phụ nữ mang thai có thể sẽ khó khăn hơn do sự thay đổi liên tục của hàm lượng hóc môn trong cơ thể.

Một triệu chứng gây khó khăn nhất trong quá trình mai thai của mẹ bầu mắc hội chứng ruột kích thích là các cơn gò cùng với triệu chứng đau bụng. Phụ nữ mang thai nên chú ý, nếu triệu chứng này diễn ra thường xuyên, có thể các mẹ sẽ không phân biệt được mình đang đau bụng do hội chứng ruột kích thích hay là đau bụng do dấu hiệu sắp sinh. Vì vậy các mẹ nên liên hệ và khám kịp thời khi có dấu hiệu trên.

Ngoài ra, trầm cảm cũng mang lại ảnh hưởng xấu đến chứng ruột kích thích ở mẹ bầu. Do đó, hãy cố gắng thư giãn cơ thể và tâm trí. Điều này không chỉ làm dịu tình trạng ruột kích thích mà còn giúp thai nhi phát triển bình thường.

Hội chứng ruột kích thích ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Với phụ nữ mang thai, hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và thai nhi nếu trong thai kỳ biết cách xử lý và điều trị kịp thời. Trường hợp Hội chứng ruột kích thích diễn tiến nhanh và rầm rộ trong thời gian dài có thể gây ra các nguy cơ:

  • Tiêu chảy kéo dài dễ dẫn tới tình trạng mất nước gây sinh non
  • Táo bón lâu ngày gây đau đớn, ảnh hưởng tới xương chậu, có thể tác động tới tử cung gây sảy thai.

Khi mang thai mắc hội chứng ruột kích thích chị em không cần quá lo lắng vì các triệu chứng của nó hoàn toàn có thể kiểm soát được. Bạn cần thận trọng trong dùng thuốc, chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần vận động đều đặn để giảm triệu chứng, có lối sống phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập đều đặn giúp giảm nhẹ các biểu hiện tiêu cực của hội chứng này.

 

 

Bình luận đã bị đóng.

Anvida có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc