Chướng bụng, đầy hơi gây ra cảm giác khó chịu sau khi ăn, ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn hàng ngày. Chứng bệnh này gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết dưới đây, cung cấp kiến thức để phòng tránh chướng bụng, đầy hơi
1. Triệu chứng chướng bụng, đầy hơi
Sau mỗi bữa ăn, thức ăn không tiêu thường gây cho chúng ta cảm giác chướng bụng, đầy hơi, có thể kèm theo ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng sau khi ăn. Trường hợp nếu nặng hơn có thể gây buồn nôn hoặc nôn thành từng đợt hoặc thường xuyên.
2. Nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Đa số các trường hợp còn lại không tìm thấy nguyên nhân.
Không dung nạp thực phẩm
Các cơ chế gây ra hiện tượng không dung nạp thực phẩm như: Niêm mạc bị kích thích, ổ loét bị kích thích, dạ dày bị căng trướng quá mức, tốc độ tống xuất thức ăn khỏi dạ dày bị thay đổi, khí được tạo ra nhiều trong dạ dày, kém hấp thu, dị ứng thức ăn, không dung nạp lactose.
Viêm loét dạ dày tá tràng
Đa số những bệnh nhân viêm loét dạ dày đều bị ăn uống khó tiêu, nhưng phần lớn bệnh nhân viêm loét đại tràng không bị viêm loét. Những người có tiểu sử về loét tiêu hóa, hút thuốc lá tần suất bị chứng bệnh này sẽ cao hơn.
Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản
Khoảng 30% bệnh nhân ăn không tiêu có các triệu chứng của trào ngược. Ngoài ra còn có thêm triệu chứng ợ nóng hay ợ chua.
Ung thư thực quản, dạ dày
1-3% bệnh nhân khó tiêu trên 45 tuổi được chẩn đoán là ung thư qua nội soi. Đa số ung thư đã ở giai đoạn xâm lấn. Yếu tố nguy cơ bao gồm tiền sử cắt đoạn dạ dày, tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày, nhiễm H. pylori.
Ung thư dạ dày gặp ở khoảng 0,3% bệnh nhân khó tiêu dưới 45 tuổi, không đi kèm với các triệu chứng báo động.
Rối loạn ở đường mật và tuyến tụy
Triệu chứng là cơn đau quặn mật điển hình. Cơn đau trong bệnh lý tụy cũng có thể gây nhầm lẫn với chứng khó tiêu, nhưng thường có thêm các triệu chứng gợi ý như vàng da, đặc điểm của cơn đau, sụt cân, chán ăn.
Các bệnh đường tiêu hóa khác
. Ngoài ra chứng khó tiêu còn gặp do xơ cứng bì, do cắt dây thần kinh X, do cắt dạ dày.
3. Thực phẩm hỗ trợ chứng đầy bụng, chướng hơi
Trái cây
Trái cây chứa nhiều chất xơ, giúp thực phẩm có thể di chuyển qua hệ thống tiêu hóa và tự động kích thích quá trình tiêu hóa. Chất xơ còn có tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch vành, tiểu đường, ung thư đại trực tràng. Nên bổ sung các loại hoa quả vào trong bữa ăn hàng ngày như: đu đủ, chuối, táo, lê, nho…
Nước
Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày sẽ làm giảm triệu chứng có tính axit, đồng thời giúp hòa tan các chất thải di chuyển thuận lợi qua đường tiêu hóa.
Hạt thì là
Ngâm hạt cây thì là trong nước qua đêm và uống nước đó khi có nồng độ axit trong dạ dày cao
Gừng
Củ gừng hoặc dầu gừng được dùng trong nhiều chế phẩm thực phẩm vì nó giúp cải thiện tiêu hóa. Đay coi như phương thuốc tốt chữa đau bụng, đau bụng, khó tiêu và đầy hơi.
Lá bạc hà
Bạc hà là một chất dễ bay hơi chứa trong tinh dầu bạc hà, có ảnh hưởng trực tiếp chống co thắt cơ trơn của đường tiêu hóa, là phương pháp điều trị tuyệt vời cho các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng, ợ nóng và hội chứng ruột kích thích. Nó cũng giúp thư giãn các cơ bắp xung quanh ruột để thúc đẩy sản xuất ít khí hơn và tiêu hóa tổng thể tốt hơn.
4. Biện pháp phòng tránh chướng bụng, đầy hơi
Ăn thành các bữa nhỏ: Khi phải xử lý lượng thức ăn lớn dạ dày sẽ phải hoạt động liên tục, gây nóng rát và dẫn đến viêm loét dạ dày. Do đó nên ăn thành bữa nhỏ để giảm tải cho dạ dày đồng thời loại bỏ axit thừa.
Hạn chế các sản phẩm chiên và thức ăn rất cay, cũng như các đồ uống có ga, trà và cà phê và tránh hít phải khói thuốc lá : Tất cả các mặt hàng này làm tăng tính axit, gây đầy hơi, dẫn đến đau bụng, khó tiêu.
Nhai kỹ khi ăn, tránh ăn quá nhiều : Tiêu hóa carbohydrate thực sự bắt đầu trong miệng của bạn (nhờ một loại enzyme được sản xuất bởi nước bọt của bạn), và sau đó tiếp tục trong ruột non.Vì vậy, không nên bắt ruột non làm việc quá nhiều.
Không uống rượu và hút thuốc: Vì chúng làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến suy dinh dưỡng, gây căng thẳng. Chất nicotine có trong thuốc lá dẫn đến tăng tiết axit.
Ngủ ngon giấc, tránh căng thẳng: Không nên để cơ thể quá căng thẳng vì nó có thể khiến cơ thể bạn bị suy kiệt. Bạn có thể lựa chọn thiền hoặc yoga để thư giãn cơ thể.
Nâng cao đầu giường để khi bạn ngủ tránh hiện tượng trào ngược axit trong thực quản.