Bạn có thể chẩn đoán bệnh thông qua từng vị trí đau bụng. Bài viết dưới đây giới thiệu mẹo nhỏ xác định nguyên nhân gây ra chứng này.
1. Đau vùng rốn
Hiện tượng đau gần rốn có thể liên quan đến sự rối loạn ở ruột non hoặc viêm ruột thừa. Nếu không chữa trị kịp thời thì ruột thừa bị viêm có thể vỡ và gây viêm phúc mạc. Kèm theo triệu chứng khác của viêm ruột thừa bao gồm:
- Buồn nôn và nôn
- Chán ăn
- Sốt nhẹ
- Muốn trung hoặc đại tiện
Trên rốn: Nếu ở vùng trên rốn, ở vùng trên giữa của bụng là vùng thượng vị. Cơn đau này có thể liên quan tới axit dạ dày. Cơn đau kéo dài ở vùng này có thể báo hiệu các rối loạn tá tràng, tụy hoặc túi mật.
Dưới rốn: Đau dưới rốn và lan sang bên có thể là biểu hiện của rối loạn đại tràng. Với đối tượng là phụ nữ, nguyên nhân hay gặp là viêm đường tiết niệu và viêm tiểu khung.
2. Bụng trên bên trái.
Khu vực này rất hiếm khi có hiện tượng đau, nhưng nếu đau có thể là do rối loạn đại tràng, dạ dày hoặc tụy
3. Bụng trên bên phải
Những cơn đau dữ dội bên phải kéo đến thường liên quan đến viêm túi mật. Đau có thể lan ra giữa bụng, xuyên ra sau lưng. Đôi khi, viêm tụy hoặc tá tràng có thể gây đau ở khu vực này.
4. Bụng dưới bên trái
Nếu gặp trường hợp đau ở đây, có thể liên quan tới rối loạn đại tràng xuống, nơi để thải phân. Những rối loạn thường gặp là:
- Viêm túi thừa
- Viêm đại tràng
- Bệnh Crohn
- Viêm loét tá tràng
5. Bụng dưới bên phải
Đau bụng dưới bênhải có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng. Nguyên nhân khác có thể nặng hơn là viêm ruột thừa.
6. Các cơn đau bụng bên trên hoặc dưới rốn, bên trái hoặc phải rốn nhưng thường đau, khó chịu ở phần trên rốn, lệch về bên trái, đau kéo dài
Triệu chứng đau bụng kết hợp với việc đi ngoài phân không thành khuôn (thường có dấu hiệu đầu rắn đuôi nát), cảm giác đi ngoài chưa hết phân, trướng bụng nhiều, đồng thời có thể sờ thấy những u cục nổi quanh vùng bụng và mỗi khi lo lắng, căng thẳng, mất ngủ sẽ khiên các triệu chứng tăng nặng… thì rất có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng co thắt (hay còn gọi là Hội chứng ruột kích thích). Khi đó bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa của các bệnh viện lớn để thăm khám và chẩn đoán xác định.